Kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 118 - 122)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

3.3.2.Kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

tuệ về bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

Mặc dù hệ thống pháp luật về SHTT ở Việt Nam đã khá hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực của pháp luật sở hữu thế giới tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý và nhiều quy định còn chưa phù hợp, chưa thực sự đem lại hiệu quả áp dụng trên thực tế.

Qua một thời gian nghiên cứu, tìm kiếm, và thu thập tài liệu phục vụ cho việc hoàn thiện luận văn cũng như những kinh nghiệm thực tế có được trong thời gian làm việc về lĩnh vực SHTT, tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHCN như sau:

Thứ nhất: Làm rõ khái niệm NHCN

NHCN. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn quá chung chung, khái quát, với trình độ hiểu biết thông thường của đa số người dân. Hơn nữa, rất khó để phân biệt giữa NHCN có chức năng chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ với chỉ dẫn địa lý. Điều này đã gây ra những khó khăn cho cơ quan áp dụng pháp luật trên thực tế, chẳng hạn có thể xảy ra hiểu nhầm hoặc vận dụng không chính xác giữa việc bảo hộ NHCN chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ và bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Vì hai quy chế bảo hộ áp dụng cho hai đối tượng này là khác nhau. Trên thực tế, nhiều nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, đang áp dụng hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới hình thức NHCN mang lại hiệu quả thiết thực.

Do đó, để tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền của chủ sở hữu, cũng như cho các cơ quan áp dụng pháp luật, cần làm rõ khái niệm NHCN trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, có thể đưa ra một vài tiêu chí để xác định thế nào là một NHCN chẳng hạn:

- Nhãn hiệu được cấp cho tổ chức (không phải cho cá nhân), tổ chức này không trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, không trực tiếp sử dụng NHCN được cấp nhằm đảm bảo tính khách quan và cạnh tranh lành mạnh, đồng thời thực hiện việc quản lý một cách hợp pháp việc sử dụng nhãn hiệu đó. Tổ chức này có quyền cho phép hoặc không cho phép tổ chức cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu này trên hàng hóa dịch vụ của họ để chứng nhận về đặc điểm nào đó của sản phẩm dịch vụ như nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ…

- Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng cho một hoặc nhiều sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ và một hoặc nhiều nhà sản xuất trong một lĩnh vực cụ thể (có thể là khu vực địa lý, hoặc một lĩnh vực kinh doanh…). Nói cách khác, NHCN được sử dụng bởi một tập thể các nhà sản xuất kinh doanh có nhu cầu trên cơ sở đáp ứng được các điều kiện được đề ra trong quy chế sử dụng NHCN.

Thứ hai: Bổ sung các tiêu chí, điều kiện bảo hộ NHCN

Hiện nay, do chưa có các quy định riêng, cụ thể áp dụng đối với quá trình xem xét đánh giá khả năng bảo hộ của một NHCN nên các quy định đối với một nhãn hiệu thông thường vẫn được áp dụng để giải quyết. Tuy nhiên, dù NHCN đầu tiên phải là một nhãn hiệu, phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đối với một nhãn hiệu thông thường nhưng NHCN lại có những đặc thù riêng, nên việc áp dụng các quy định đối với một nhãn hiệu nói chung để xem xét với NHCN thực sự chưa đầy đủ. Chẳng hạn, với một nhãn hiệu thông thường, nếu trong thành phần của nhãn hiệu có chứa các yếu tố mô tả về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, thành phần, công dụng… của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu thì sẽ bị từ chối bảo hộ do vi phạm quy định tại Điểm c, khoản 2, Điều 74 về khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Nhưng với NHCN, thì các yếu tố này có thể được chấp nhận do đặc trưng của nhãn hiệu này.

Các khái niệm: yếu tố "dễ nhận biết", "dễ ghi nhớ"; "khả năng tương tự đến mức gây nhầm lẫn" hiện còn mang tính chất chung chung, khái quát, do vậy, nên làm rõ các khái niệm này trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Nên quy định, yếu tố "dễ nhận biết", "dễ ghi nhớ" là những yếu tố mà với một người tiêu dùng bình thường có trình độ hiểu biết thông thường cũng có thể nhận biết và ghi nhớ được. Thứ hai, nên có giải thích rõ ràng về "khả năng tương tự đến mức gây nhầm lẫn". Hiện tại theo giải thích tại tiểu mục 38, 39 - Mục 5- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN về việc đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn hiệu khác và đánh giá sự tương tự của hàng hóa, dịch vụ đã giải thích được phần nào khái niệm này. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được mức độ gây nhầm lẫn của nhãn hiệu đối chứng đối với nhãn hiệu đang có yêu cầu xem xét không phải là yếu tố dễ dàng, và dễ chứa đựng yếu tố chủ quan, cảm tính của người xem xét. Điều này, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, cũng như đạo đức nghề nghiệp của các xét nghiệm viên làm công tác chuyên môn.

Do vậy, pháp luật Việt Nam nên có các hướng dẫn, giải thích thêm về điều kiện bảo hộ với NHCN trong các văn bản hướng dẫn thi hành, bổ sung thêm một số quy phạm cụ thể về các yếu tố được xem xét để đánh giá mức độ tương tự giữa các dấu hiệu cũng như mức độ tương tự giữa các nhóm hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu tranh chấp để các xét nghiệm viên của Cục SHTT cũng như các cơ quan chuyên môn có cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện, áp dụng trong thực tế xét nghiệm đơn.

Thứ ba: Sửa đổi, bổ sung các quy định về chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận

Hiện nay, các qui định của pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu đối NHCN chưa được cụ thể rõ ràng, nói đúng hơn là chưa được quy định. Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ đề cập tới việc chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông thường. Về nguyên tắc, có thể căn cứ vào các quy định nói trên, để áp dụng đối với NHCN. Tức là quyền sở hữu đối với NHCN có thể được chuyển giao cho các chủ thể khác, nếu các chủ thể này cũng đáp ứng được các yêu cầu giống như chủ sở hữu NHCN. Tuy nhiên, NHCN là một loại nhãn hiệu đặc thù, do vậy, có những nhãn hiệu, khó mà thực hiện việc chuyển giao trên thực tế. Ví dụ, NHCN có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm, sẽ không thể chuyển giao cho một chủ thể khác, không thuộc khu vực địa lý nơi mà NHCN được cấp. Tức là trong trường hợp này, NHCN không thể được chuyển giao, giống như chỉ dẫn địa lý.

Trường hợp chuyển quyền sử dụng đối với NHCN cũng không được quy định cụ thể. Do đó, chủ sở hữu NHCN với các tổ chức cá nhân được phép sử dụng NHCN, không biết được việc cấp phép sử dụng này thuộc thủ tục hành chính hay phải đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT là Cục SHTT để được cấp GCN Đăng ký Hợp đồng sử dụng NHCN.

rõ ràng. Nên quy định, các trường hợp nào được phép chuyển nhượng, các trường hợp nào không được phép chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng… Quy định về việc chuyển quyền sử dụng với NHCN cần được làm rõ.

Cụ thể, theo ý kiến của bản thân tác giả, nên có quy định cấm việc chuyển nhượng các NHCN có liên quan đến chỉ dẫn nguồn gốc, việc chuyển nhượng các loại NHCN khác, phải được thực hiện một cách chặt chẽ, cẩn thận. Việc chuyển giao quyền sử dụng với NHCN, nên thực hiện theo thủ tục hành chính. Bởi chính chủ sở hữu NHCN, đã có quyền quản lý, khai thác việc sử dụng NHCN một cách hợp lý. Có quyền cho phép hoặc không cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng khi họ có đơn yêu cầu, và đáp ứng được các tiêu chuẩn, nội dung đề ra trong quy chế. Quy định như này, cũng góp phần giảm tải gánh nặng về quản lý cho Cục SHTT - cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về SHTT ở Việt Nam.

Thứ tư: Ban hành một văn bản pháp luật riêng biệt liên quan đến nhãn hiệu và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu

Về lâu dài, vấn đề cần đặt ra để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về SHTT nói riêng để bảo hộ nhãn hiệu nói chung và NHCN nói riêng là ban hành Luật Nhãn hiệu Việt Nam. Luật này sẽ bao gồm các vấn đề pháp lý như: định nghĩa nhãn hiệu, phân loại nhãn hiệu, yêu cầu về tính phân biệt của nhãn hiệu, các trình tự thủ tục liên quan đến việc đăng ký, hủy bỏ đăng ký, giải quyết các trường hợp xâm phạm nhãn hiệu, quản lý nhà nước đối với hệ thống nhãn hiệu và những giao dịch thương mại liên quan đến nhãn hiệu [33].

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 118 - 122)