Hoạt động chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 108 - 110)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

3.1.3. Hoạt động chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận

chứng nhận

* Về vấn đề chuyển giao quyền SHCN với NHCN

Theo qui định của pháp luật SHTT, về nguyên tắc quyền sở hữu NHCN có thể được chuyển giao như một nhãn hiệu thông thường. Và chủ thể nhận chuyển nhượng, phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu giống như chủ sở hữu. Hiện tại, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ quy định về việc chuyển nhượng đối với nhãn hiệu nói chung, mà không có quy định nào về việc chuyển nhượng quyền đối với NHCN. Vì Luật không cấm, nên việc này có thể thực hiện. Tuy nhiên, với chỉ dẫn địa lý, vì thuộc sở hữu của Nhà nước, nên Chỉ dẫn địa lý thì không được chuyển giao. Trong khi đó, một NHCN có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc liên quan tới địa lý thì lại không có quy định cấm. Điều này, gây khó khăn cho chính chủ sở hữu, khi có nhu cầu định đoạt quyền sở hữu của mình cho người khác, nhằm xác lập quyền sở hữu cho họ, và cũng khó khăn với chính cơ quan có thẩm quyền đăng ký và xác nhận việc chuyển nhượng này.

Chẳng hạn, NHCN: "Chè Ba Vì, hình" của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, có chức năng chỉ dẫn xuất xứ chè, được xuất phát từ Ba Vì, với những đặc

điểm đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, phương pháp sản xuất, người lao động... Nếu Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì không có nhu cầu sử dụng NHCN này nữa, có thể chuyển giao cho một chủ sở hữu khác, có đầy đủ những điều kiện như Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, có thể chứng nhận các đặc tính của sản phẩm chè được sản xuất tại Ba Vì nhưng lại không cùng khu vực địa lý với Ba Vì, mà nằm ở khu vực khác, thì việc chuyển nhượng này có được chấp nhận hay không? Vấn đề này, hiện tại chưa được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật về SHTT nào, gây khó khăn cho chủ sở hữu và chính cơ quan đăng ký. * V vi c chuy n quy n s d ng v i NHCN thông qua H p đ ồ ng Li xă ng

Đặc trưng của NHCN là chủ sở hữu NHCN không trực tiếp sử dụng mà đăng ký và cho phép các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng trên hàng hóa dịch vụ của mình khi đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra trong Quy chế sử dụng.

Ví dụ với NHCN " " của Ủy ban nhân dân thị xã Bảo Lộc nói trên. Sau khi được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận bảo hộ cho nhãn hiệu này, Ủy ban nhân dân thị xã Bảo Lộc sẽ thực hiện việc cấp văn bản chấp thuận quyền sử dụng NHCN cho các tổ chức cá nhân sản xuất và kinh doanh trà trên địa bàn thị xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm đáp ứng được các điều kiện nêu ra trong quy chế. Và quản lý và kiểm soát việc sử dụng và chất lượng sản phẩm mang NHCN "Trà B’Lao" của các tổ chức cá nhân này.

Như vậy, việc cho phép sử dụng không phải đăng ký dưới dạng Hợp đồng Li xăng. Tức không theo thủ tục đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng thông thường.

Những vấn đề này, hiện tại pháp luật chưa quy định đầy đủ, chi tiết, khiến cho việc thực hiện quyền của chủ sở hữu sẽ trở nên khó khăn hơn. Các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Cục SHTT, chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng

để giải quyết các trường hợp nói trên nếu nó xảy ra trên thực tế.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)