Thời hạn bảo hộ với nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 76 - 78)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

2.3.3.Thời hạn bảo hộ với nhãn hiệu chứng nhận

Đơn đăng ký NHCN, sau quá trình thẩm định, nếu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ thì sẽ được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn

hiệu. Giấy chứng nhận này có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Việc gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được tiến hành tại Cục SHTT, chủ giấy chứng nhận phải nộp lệ phí gia hạn theo qui định của pháp luật.

Tuy nhiên, Giấy chứng nhận đăng ký NHCN có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu thuộc các trường hợp sau:

- Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định. Đây là trường hợp giấy chứng nhận đăng ký NHCN đã hết hạn, mà chủ sở hữu không tiến hành gia hạn và nộp phí, lệ phí gia hạn theo quy định hoặc gia hạn muộn quá 06 tháng kể từ ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực.

- Chủ sở hữu giấy chứng nhận tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu với NHCN đã được cấp.

- Chủ sở hữu giấy chứng nhận không còn tồn tại trên thực tế mà không có người thừa kế hợp pháp.

- Nhãn hiệu chứng nhận không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

- Chủ sở hữu NHCN vi phạm quy chế sử dụng NHCN hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng NHCN...

Ngoài ra, giấy chứng nhận đăng ký NHCN cũng có thể bị hủy bỏ hiệu lực nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền đăng ký. Ví dụ, chủ sở hữu không phải là tổ chức có chức năng chứng nhận đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhưng sau khi cấp giấy chứng nhận mới phát hiện thì văn bằng bảo hộ sẽ bị đề nghị hủy bỏ hiệu lực bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 76 - 78)