Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 110 - 112)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

3.1.4. Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu chứng nhận

chứng nhận

Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành, và các văn bản pháp luật có liên quan, cũng đã có những thành tựu nhất định trong việc quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu với nhãn hiệu nói chung và NHCN nói riêng. Tuy nhiên, có thể đánh giá chung, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của các chủ sở hữu NHCN chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân một phần do các qui định của pháp luật còn chưa cụ thể, rõ ràng, khiến cho việc áp dụng trên thực tế còn khó khăn, một phần nữa do ý thức, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan còn thấp, dẫn tới các vi phạm, tranh chấp vẫn xảy ra, với số lượng ngày càng tăng, quy mô càng lớn, và tinh vi hơn, khiến cho việc bảo vệ quyền chủ sở hữu gặp nhiều trở ngại.

Biện pháp đầu tiên, và có thể coi là biện pháp có hiệu quả nhất chính là biện pháp tự bảo vệ. Điều này được thể hiện thông qua việc chủ sở hữu, đã chủ động nộp đơn yêu cầu bảo hộ với NHCN, đưa ra các quy chế, chặt chẽ đối với các chủ thể muốn sử dụng. Chỉ các chủ thể nào đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra trong Quy chế, mới có thể nộp đơn yêu cầu Cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng chủ động yêu cầu xác lập quyền cho NHCN của mình, cũng như không phải chủ sở hữu NHCN nào cũng thực hiện tốt việc quản lý, thẩm định, cho phép sử dụng NHCN. Dẫn tới trường hợp nhiều NHCN đã được cấp quyền sở hữu nhưng lại không được sử dụng một cách có hiệu quả, không tạo dựng được thương hiệu trên thị trường. Các tổ chức cá nhân, được cho phép sử dụng NHCN, không sử dụng đúng mục đích, yêu cầu hay không đem lại hiệu quả thiết thực. Biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền với NHCN ngoài những ưu điểm như nhanh chóng, đơn giản, ít tốn kém, thì vẫn

còn những hạn chế nhất định. Thẩm quyền xử lý hành chính được quy định cho nhiều cơ quan khác nhau (Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ; Cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông; Cơ quan Quản lý thị trường; Cơ quan Hải; Cơ quan Công an; Cục Quản lý cạnh tranh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện…) các cơ quan này, hoạt động chồng chất, đôi khi không mang lại hiệu quả. Mặt khác, mức phạt tiền được quy định cũng chưa thực sự mang tính chất răn đe đối với người thực hiện hành vi vi phạm. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 97/NĐ-CP quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN thì mức phạt hành chính tối đa áp dụng với hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu trong đó có NHCN là 500.000.000 đồng. Trong khi đó, nhiều trường hợp vi phạm mang tính chất nghiêm trọng, hàng hóa có giá trị lớn, nhưng chất lượng lại cực kỳ thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của chủ sở hữu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt, vi phạm đối với NHCN là ảnh hưởng tới cả một tập thể sử dụng NHCN đó nhưng mức phạt chỉ tối đa là 500.000.000 đồng. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của chủ sở hữu, người tiêu dùng cũng như những người có hành vi xâm phạm. Chủ sở hữu thì không yên tâm trong việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu, người tiêu dùng thì lo sợ trước những hàng hóa mà mình lựa chọn, không biết có đúng là những hàng hóa mang nhãn hiệu do chính chủ sở hữu đưa ra thị trường hay không. Trong khi đó, những người thực hiện hành vi xâm phạm, vì lợi nhuận đem lại, vì mức xử phạt chưa thực sự mang tính chất răn đe, nên nhiều người, sau khi bị xử phạt vẫn còn có hành vi tái phạm. Điều này dẫn tới, các hành vi xâm phạm quyền ngày càng gia tăng.

Việc áp dụng biện pháp hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với NHCN, trên thực tế, cũng không mang lại nhiều hiệu quả. Bởi hành vi xâm phạm đã xảy ra rồi, và việc đưa ra Tòa hình sự để khởi tố vụ án, khởi tố bị can thực sự tốn nhiều thời gian, công sức của các chủ thể. Trong khi đó, kết quả mang lại chỉ mang tính chất răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm.

Với biện pháp dân sự, chủ thể quyền SHTT vừa có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm vừa có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm gây ra cả về vật chất lẫn tinh thần. Mặc dù vậy, thực tiễn xét xử cho thấy có rất ít tranh chấp về quyền SHTT được đưa ra giải quyết tại Tòa án, điều này không phản ánh đúng diễn biến tình hình tranh chấp về quyền SHTT trong đời sống xã hội đang ngày càng đa dạng và phức tạp. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân sau: các vụ án giải quyết tranh chấp về quyền SHTT tại Tòa án thường bị kéo dài do các tranh chấp về quyền SHTT là loại việc tương đối phức tạp, đòi hỏi các Tòa án phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT và các cơ quan chức năng có liên quan mới có thể đưa ra kết luận nên nhiều trường hợp Tòa án phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử hoặc ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT và các cơ quan chuyên môn; các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo qui định của pháp luật hiện hành có thể áp dụng trong các vụ án tranh chấp về quyền SHTT là tương đối ít, chưa được cụ thể hóa, còn mang tính chung chung chưa góp phần ngăn chặn một cách nhanh chóng, kịp thời các hành vi xâm phạm quyền SHTT; Năng lực giải quyết các tranh chấp về SHTT của các Thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn...

Như vậy, dù hiện nay, pháp luật đã không ngừng hoàn thiện, đã tạo được cơ sở pháp lý khá vững chắc cho việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền đối với NHCN nói riêng. Tuy nhiên, việc thực hiện những biện pháp bảo vệ này trên thực tế, chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Do đó, cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về vấn đề này, cũng như kiện toàn lại đội ngũ cán bộ, có năng lực, chuyên môn, để có thể giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác các tranh chấp liên quan tới quyền SHCN.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)