Những mặt còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 114 - 117)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

3.2.2.Những mặt còn tồn tạ

Mặc dù, hệ thống pháp luật SHTT tại Việt Nam về cơ bản đã khá đầy đủ và hoàn thiện, vừa đáp ứng được các chuẩn mực về SHTT theo thông lệ quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở trong nước. Tuy nhiên, trước xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc, trước những áp lực mạnh mẽ khi Việt Nam hội nhập cùng với nền kinh tế khu vực và thế giới liên quan đến việc bảo hộ quyền đối với tài sản trí tuệ - một loại tài sản vô hình nhưng ngày càng khẳng định được giá trị kinh tế - xã hội của mình ở tất cả các quốc gia trên thế giới thì hệ thống bảo hộ quyền SHTT của nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế cần hoàn thiện. Có thể kể đến một vài hạn chế tiêu biểu như sau:

* Các qui định của pháp luật còn chưa rõ ràng, mang tính khái quát, chung chung

- Định nghĩa "nhãn hiệu chứng nhận" tại Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 còn mang tính chung chung, không cụ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 còn mang tính chung chung, không cụ thể, nên gây khó khăn cho việc đăng ký, sử dụng.

- Việc quy định về yếu tố "dễ nhận biết", "dễ ghi nhớ", "khả năng tương tự đến mức gây nhầm lẫn" chưa được rõ ràng, các văn bản hướng dẫn cũng không giải thích rõ điều này. Do vậy, khi các xét nghiệm viên xem xét đơn, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, phần lớn dựa vào ý thức chủ quan của mình. Điều này dẫn đến tình trạng việc đánh giá sẽ thiếu sự khách quan, ảnh hưởng tới quyền lợi của người nộp đơn.

- Quy định về thời gian xem xét giải quyết đối với một đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký NHCN giống như với một nhãn hiệu thông thường, là 12 tháng. Tuy nhiên, do hiện nay đơn đăng ký bảo hộ quyền SHCN được nộp tại Cục đang bị tồn lại với số lượng khá lớn, do vậy, thời gian kể từ lúc nộp đơn tới lúc được cấp giấy chứng nhận bảo hộ bị kéo dài. Có những đơn kéo dài tới 2-3 năm vẫn chưa giải quyết xong. Việc này gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người nộp đơn, nhất là các đơn đăng ký NHCN, ảnh hưởng tới quyền lợi của cả một tập thể.

- Quy định về Quy chế sử dụng NHCN chưa đầy đủ. Hiện tại, quy chế này do cơ quan quản lý NHCN ban hành, nên nhiều khi, các nội dung trong quy chế còn mang tính chủ quan, chưa sát thực với tình hình thực tế tại địa phương.

- Quy định về chuyển giao quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng với NHCN chưa được cụ thể. Chính xác các quy định về chuyển giao quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng mới chỉ đề cập tới nhãn hiệu nói chung. Các cơ quan chuyên môn cũng như các thẩm định viên xem xét đơn, căn cứ vào những quy định này để áp dụng với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng với NHCN. Trong khi đó, NHCN là một loại nhãn hiệu đặc thù, nếu áp dụng các quy định chuyển giao như đối với một nhãn hiệu thông thường e là chưa hợp lý. Có những vụ việc, có thể áp dụng quy định chung để giải quyết, nhưng những trường hợp đặc thù, đặc biệt như NHCN có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc, nếu quy định được phép chuyển giao, thì sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ảnh hưởng tới uy tín của chủ sở hữu cũng như các tổ chức cá nhân đang trực tiếp sử dụng nhãn hiệu này. Mặt khác, quy định về chuyển giao quyền sử dụng với nhãn hiệu nói chung phải thông qua thủ tục đăng ký chuyển giao quyền sử dụng tại Cục SHTT, được Cục SHTT chấp nhận bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng sử dụng. Trong khi đó, việc sử dụng NHCN, lại do chủ sở hữu NHCN cấp phép cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng, khi họ có yêu cầu, có đơn xin được sử dụng và đáp ứng được các quy định đề ra trong quy chế. Vấn đề này, chưa được giải

thích rõ theo Luật và các văn bản hướng dẫn, nên trên thực tế, việc chuyển quyền sử dụng NHCN, có bắt buộc phải đăng ký tại Cục SHTT hay không, vẫn là điều còn băn khoăn của chính các tổ chức cá nhân sử dụng NHCN cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Quy định về các biện pháp xử lý vi phạm dù đã khá đầy đủ, nhưng trên thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách giải quyết các tranh chấp về SHTT nói chung và tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu, NHCN nói riêng. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể áp dụng để giải quyết nhanh chóng, kịp thời các hành vi xâm phạm đối với quyền SHTT chưa thực sự đem lại hiệu quả thiết thực.

* Sự yếu kém trong hệ thống thực thi

- Hiện nay, các quy định về thực thi quyền SHTT và thực thi quyền đối với NHCN còn rất chung chung, chồng chéo giữa các lĩnh vực pháp luật khác nhau như pháp luật tố tụng, pháp luật hải quan, dẫn đến việc khó xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan tới SHTT.

- Vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp SHTT chưa thực sự rõ nét. Việc giải quyết các tranh chấp về quyền đối với NHCN theo thủ tục tố tụng dân sự, hình sự tại Tòa án, còn khá ít, chưa đúng với thực trạng tranh chấp đang diễn ra. Nguyên nhân, do tâm lý của người Việt Nam nói chung và người sử dụng NHCN nói riêng, ngại va chạm, ngại đưa các vụ việc ra Tòa, vì mất thời gian, gây tốn kém, nhiều khi còn ảnh hưởng tới danh dự, uy tín kinh doanh của các chủ thể. Hơn nữa, năng lực giải quyết các tranh chấp về SHTT của các Thẩm phán còn nhiều hạn chế, số lượng các Thẩm phán chuyên sâu về SHTT còn khá ít. Hiện tại, Việt Nam có rất ít chuyên gia về SHTT, mà các chuyên gia này chủ yếu làm việc ở Cục SHTT và Bộ Khoa học và Công Nghệ mà không có mặt tại các tòa án và các cơ quan khác nên ảnh hưởng tới khả năng xem xét, giải quyết các tranh chấp về SHTT…..

Có thể nói, ý thức pháp luật và trình độ dân trí của đa số người dân Việt Nam vẫn còn chưa cao.

Chủ sở hữu chưa đánh giá được hết tầm quan trọng của việc đăng ký xác lập quyền cũng như chưa biết cách khai thác, phát huy hết những lợi thế do việc sử dụng NHCN đem lại. Hầu hết các NHCN sau khi được cấp, không được sử dụng có hiệu quả như mong muốn ban đầu, không phát huy được vai trò, sức mạnh của tập thể.

Người tiêu dùng thì chưa hình thành thói quen mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ tại các cơ sở hay đại lý chính hãng của chủ sở hữu nhãn hiệu, dẫn đến tình trạng sử dụng hàng hóa xâm phạm quyền SHTT mà không biết, hoặc biết, nhưng do tính lợi nhuận, giá cả cạnh tranh nên vẫn lựa chọn các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu xâm phạm quyền đó….

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 114 - 117)