- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng
2.5.3.5. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
Hiện nay, do tình trạng xâm phạm quyền SHCN nói chung và xâm phạm NHCN nói riêng không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia mà còn phát triển ở phạm vi quốc tế. Các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi, quy mô ngày càng rộng lớn, khiến cho việc kiểm soát, bảo vệ quyền SHCN không chỉ là công việc của riêng quốc gia nào.
Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến NHCN sẽ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể có quyền với NHCN, khi quyền của họ đang bị hoặc có nguy cơ bị xâm phạm. Cụ thể, theo yêu cầu của chủ thể có quyền với NHCN, cơ quan Hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau:
- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu với NHCN. Mục đích nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu với NHCN thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu với NHCN. Mục đích nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Để thực hiện biện pháp này, chủ thể quyền sở hữu NHCN phải có đơn yêu cầu, nộp lên cơ quan hải quan kèm theo lệ phí theo quy định, có nghĩa vụ chứng minh và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để xác định hoặc phát hiện hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền đối với NHCN...
Thông qua đó, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết kịp thời theo yêu cầu của chủ thể quyền, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Chương 3