Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 65 - 67)

- Đối với các chỉ dẫn địa lý được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh thì các NHCN có dấu hiệu trùng hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý đó

2.2.1.Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Trước khi Luật SHTT năm 2005 ra đời, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về quyền đăng ký NHCN của chủ đơn. Hiện nay, theo quy định tại

Khoản 4 Điều 87 Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền đăng ký NHCN thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Theo quy định này, chỉ những tổ chức tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà không tiến hành sản xuất kinh doanh mới có quyền yêu cầu bảo hộ NHCN. Những tổ chức này, có thẩm quyền kiểm định và xác nhận những hàng hóa, dịch vụ đã đạt những tiêu chuẩn nhất định được đề ra trong quy chế sử dụng NHCN. Đây là quy định tương đối hợp lý, bởi lẽ, chỉ những cơ quan tổ chức không tiến hành sản xuất kinh doanh, mới có thể đứng ra kiểm định hoặc xác nhận một cách khách quan nhất các đặc tính, nguồn gốc, chất lượng... của các sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi các chủ thể khác nhau mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan cảm tính hay cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ: Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì là chủ sở hữu NHCN

" " mà không phải là một cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng chè tại Ba Vì. Hay Cục xúc tiến thương mại - Bộ công thương là chủ sở hữu

NHCN " " mà không phải là một cơ sở sản xuất kinh doanh nào khác là chủ sở hữu NHCN này.

Một điểm cần lưu ý là, trong hồ sơ yêu cầu đăng ký bảo hộ NHCN nộp lên Cục SHTT, ngoài các tài liệu tối thiểu cần chuẩn bị theo yêu cầu chung đối với đơn đăng ký SHCN quy định tại Điều 100 và yêu cầu riêng đối với đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu quy định tại Điều 105 Luật SHTT năm

2005, thì với một đơn yêu cầu bảo hộ NHCN, chủ đơn cần chuẩn bị thêm các tài liệu bắt buộc sau đây:

Thứ nhất: Quy chế sử dụng NHCN.

Thứ hai: Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu nếu nhãn hiệu được đăng ký là NHCN chất lượng của sản phẩm hoặc là NHCN nguồn gốc địa lý;

Thứ ba: Bản đồ xác định lãnh thổ nếu nhãn hiệu đăng ký là NHCN nguồn gốc địa lý của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 65 - 67)