Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 84 - 89)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

2.5.2.Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận

hiệu chứng nhận

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động thương mại, cũng như những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, tình trạng xâm phạm quyền SHTT nói chung, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và NHCN nói riêng đã diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở mức báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi, tác động tiêu cực đến quyền của chủ sở hữu, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhà sản xuất kinh doanh hợp pháp và ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng. Do vậy, việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN là hết sức quan trọng.

* Các dạng hành vi xâm phạm:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT 2005, các hành vi xâm phạm quyền đối với NHCN là các hành vi được thực hiện mà không được sự cho phép của chủ sở hữu NHCN. Cụ thể:

- Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với NHCN được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

- Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với NHCN được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

- Hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự với NHCN được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

- Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ. (Trường hợp này ít xảy ra, vì cho đến nay, chưa có NHCN nào được coi là nhãn hiệu nổi tiếng).

* Xác định hành vi xâm phạm

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22-09- 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT thì hành vi được xác định là xâm phạm quyền SHTT khi có đủ các căn cứ:

- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền SHTT;

- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;

- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể của quyền sở hữu;

- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam, trường hợp hành vi bị xem xét diễn ra trên Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam thì cũng được coi là xảy ra tại Việt Nam.

Như vậy, để xem xét một hành vi có phải là hành vi xâm phạm quyền SHTT hay không thì cần phải xét các yếu tố trên có được đáp ứng đầy đủ hay không. Việc xem xét hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu NHCN cùng phải dựa theo những căn cứ này.

Đồng thời, có thể dựa trên các tiêu chí khác để xem xét, ví dụ như theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên; Giấy chứng nhận đăng ký NHCN hoặc Đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam; Thời gian, phạm vi bảo hộ, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa được đăng ký và Quy chế sử dụng NHCN...

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006: Yếu tố xâm phạm quyền đối với NHCN là dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Có thể thấy, biểu hiện của các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu nói chung, NHCN nói riêng ngày càng đa dạng, phong phú, và hầu hết là do sự cố ý của các chủ thể xâm phạm.

Dưới đây là ví dụ về hành vi xâm phạm đối với NHCN "Hàng Việt

Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn và hình, ". Theo phản ánh của người tiêu dùng, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng vẫn sử

dụng giấy chứng nhận giả và in logo " " trên bao bì, bảng hiệu, gây nhầm lẫn, thiệt hại cho người tiêu dùng.

Đại diện Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã xác minh, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh tổng hợp Đ.A (gọi tắt Cty Đ.A) có trụ sở tại thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) chuyên

sản xuất kẹo dừa đang sử dụng logo " " trên bảng hiệu quảng cáo và in trên sản phẩm, trong khi doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp này chưa từng đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Chiều ngày 9-1-2014, đại diện Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và luật sư của Hội đã làm việc với Công ty Đ.A. Ông Đỗ Văn Mậu, đại diện Công ty Đ.A có trình giấy chứng nhận đạt Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2012, và cho biết ông có quen một người làm việc ở một tờ báo, người này giới thiệu bà Nguyễn Thị Kim Thoa, chuyên lo "chạy dịch vụ" đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Khi làm Giấy chứng nhận logo Hàng Việt Nam chất lượng cao, Công ty Đ.A có ký hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Nguyên (372/19/34A Điện Biên Phủ, P.17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí

Minh) do bà Nguyễn Thị Kim Thoa làm đại diện, và cũng đã nộp hồ sơ đúng thủ tục cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Nguyên.

Sau đó, Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, đại diện Công ty Đ.A và bà Nguyễn Thị Kim Thoa đã có cuộc gặp để làm rõ.

Bà Thoa xác nhận có ký hợp đồng với Công ty Đ.A, và có ký hợp đồng với một đơn vị khác (bà Thoa không cung cấp tên) để làm giấy chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Bà Thoa nói: "Trước giờ đã làm dịch vụ cho nhiều Công ty rồi, những vụ trước đều trót lọt, chỉ từ một năm qua, khi chương trình chuyển qua Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao quản lý, mới gặp trường hợp này". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo đại diện Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, không cá nhân hay tổ chức nào có thể "chạy dịch vụ" cho danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Các trường hợp được chứng nhận mà không qua người tiêu dùng bình chọn đều trái với quy chế sử dụng NHCN Hàng Việt Nam chất lượng cao [18].

Bên cạnh đó, ngày 18-02-2014, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã công bố kết quả điều tra năm 2014 về những sản phẩm hàng hóa trong nước được người tiêu dùng yêu thích. Theo đó, có 474 doanh nghiệp chính thức được đạt chứng nhận nhãn hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao 2014" [22].

So với năm 2013, số lượng doanh nghiệp được bình chọn tăng 58 doanh nghiệp, có tới 80 doanh nghiệp đạt chứng nhận lần đầu, 42 doanh nghiệp đạt 18 năm liên tiếp. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ vẫn dẫn đầu về số lượng với 298 doanh nghiệp (chiếm hơn 62%). Ngoài ra, cuộc điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2014 có những điểm mới như ban tổ chức đã thực hiện thêm cuộc điều tra ở người bán lẻ tại các hệ thống phân phối sau khi thực hiện cuộc điều tra ghi nhận ý kiến bình chọn từ người tiêu dùng; lần đầu tiên mở

rộng thêm đối tượng xét chứng nhận nhãn hiệu là các doanh nghiệp tiêu biểu trong sản xuất và cung ứng nông sản cho thị trường; trong hồ sơ doanh nghiệp tự minh bạch thông tin có thêm nội dung về hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Như vậy, ngoài 474 doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam

chất lượng cao theo công bố nói trên, việc sử dụng logo " " của các tổ chức, cá nhân khác trên hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp là

xâm phạm quyền sở hữu đối với NHCN " " và phải bị xử lý theo qui định của pháp luật [22].

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 84 - 89)