Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 80 - 83)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

2.4.2.Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Nếu như việc chuyển nhượng quyền sở hữu NHCN đem lại cho chủ sở hữu một khoản lợi ích vật chất nhất định nhưng chủ sở hữu sẽ mất toàn quyền với nhãn hiệu đó, thì việc chuyển quyền sử dụng NHCN, chủ sở hữu vẫn nhận được một khoản tiền nhất định đồng thời bảo lưu được quyền sở hữu của mình. Đối với một nhãn hiệu thông thường, việc chuyển quyền sử dụng được thực hiện thông qua thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng tại Cục SHTT. Tuy nhiên, NHCN là một loại nhãn hiệu đặc biệt, được chủ sở hữu cho phép tổ chức cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa dịch vụ của mình để chứng nhận một đặc tính nào đó của hàng hóa dịch vụ. Nên việc chuyển quyền sử dụng NHCN, cũng có những đặc trưng riêng.

- Việc chuyển quyền sử dụng NHCN, thường được thực hiện không thông qua thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng tại Cục SHTT. Việc cho phép người khác sử dụng được thực hiện thông qua việc những tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng NHCN nộp hồ sơ yêu cầu tới chủ sở hữu NHCN. Chủ sở hữu NHCN, thông qua việc xem xét hồ sơ, đối chiếu với quy chế sử dụng NHCN đó, nếu thấy đủ điều kiện, sẽ cấp phép sử dụng NHCN cho tổ chức cá nhân có nhu cầu.

Chẳng hạn: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc

Giang là chủ sở hữu NHCN " " được bảo hộ theo Giấy chứng nhận số 170039 cấp ngày 18/08/2011 cho thịt gà và các sản phẩm làm từ thịt gà có nguồn gốc từ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Căn cứ theo quy chế sử dụng NHCN được ban hành theo Quyết đi ̣nh số 25/QĐ-TĐC, ngày 29 tháng 3 năm 2012 của Chi cục Trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bắc

Giang, Chi cục sẽ cho phép các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh Gà đồi có nguồn gốc từ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang để được sử dụng NHCN nếu đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có hoạt động chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh Gà đồi Yên Thế. 2. Tuân thủ các quy định trong suốt quá trình từ chăn nuôi đến ra thị trường nhằm đảm bảo sản phẩm có đặc tính, chất lượng quy định.

3. Cam kết tuân thủ các nội dung trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN cho sản phẩm "Gà đồi Yên Thế" trong quá trình sử dụng NHCN. 4. Được cơ quan quản lý NHCN cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN cho sản phẩm "Gà đồi Yên Thế" [6].

Như vậy, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang là

chủ sở hữu NHCN " ", nhưng bản thân Chi Cục không trực tiếp sử dụng NHCN mà việc sử dụng do chính cá nhân, tổ chức có hoạt động chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế thực hiện. Việc sử dụng này, không phải đăng ký tại Cục SHTT thông qua thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đối với nhãn hiệu mà thông qua việc các tổ chức, cá nhân này cam kết tuân thủ các nội dung trong quy chế sử dụng

NHCN cho sản phẩm " " và được Chi cục cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Việc sử dụng NHCN của các tổ chức cá nhân được thực hiện trong phạm vi, thời hạn mà các bên đã thỏa thuận và phù hợp với không gian, thời

gian có hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký NHCN được cấp. Thông thường, thời hạn sử dụng NHCN mà chủ sở hữu NHCN cho phép tổ chức, cá nhân sử dụng được quy định sẵn trong quy chế sử dụng NHCN.

Theo quy chế sử dụng NHCN " " nói trên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu cấp cho tổ chức, cá nhân có thời hạn 05 năm, các tổ chức, cá nhân có thể xin cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc hỏng, hoặc có thể xin cấp lại trong trường hợp hết thời hạn mà vẫn có nhu cầu sử dụng và trong quá trình sử dụng không vi phạm quy chế…

- Về chủ thể tham gia hợp đồng chuyển quyền sử dụng NHCN bao gồm một bên là chủ sở hữu NHCN và một bên là số lượng không hạn chế các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu, đáp ứng được các tiêu chuẩn sử dụng nhãn hiệu đề ra trong quy chế và có yêu cầu được cấp phép sử dụng nhãn hiệu.

- NHCN được sử dụng thông qua việc sử dụng của chính các tổ chức cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu này, chứ không phải thông qua việc sử dụng trực tiếp của chủ sở hữu. Do đó, tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng NHCN có nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu một cách trung thực, giống như nhãn hiệu đã đăng ký, cùng phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác tạo dựng và nâng cao uy tín của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Cũng với ví dụ về việc sử dụng NHCN " " theo Giấy chứng nhận số 170039 nói trên, các tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại Quy chế sử dụng đã ban hành. Cụ thể theo Điều 15 của Quy chế về việc sử dụng nhãn hiệu, các tổ chức, cá nhân khi sử dụng NHCN:

+ Có thể sử dụng NHCN trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo.

+ Phải sử dụng đúng và chính xác dấu hiệu của NHCN gồm cả tên nhãn và hình ảnh logo.

+ Chỉ sử dụng NHCN cho các loại sản phẩm gà đồi đã được cơ quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 80 - 83)