- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng
3.1.2. Hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý nhãn hiệu chứng nhận
Có thể nói, việc chủ động đăng ký xác lập quyền SHCN nói chung và quyền sở hữu với NHCN nói riêng là việc làm hết sức quan trọng, cần thiết của các chủ thể quyền SHCN. Chỉ khi những quyền này được pháp luật ghi nhận và bảo hộ, thì quyền lợi của chủ sở hữu và người tiêu dùng mới thực sự được đảm bảo về mặt pháp lý trước những hành vi xâm phạm.
Tuy nhiên, việc xác lập quyền, thông qua việc ghi nhận trên văn bằng bảo hộ mới chỉ là bước đầu. Để quyền lợi của chủ sở hữu được đảm bảo, việc khai thác sử dụng, quản lý NHCN trên thực tế, mới là khâu quan trọng.
Thông thường, chủ sở hữu quyền SHCN nói chung và chủ sở hữu quyền sở hữu với NHCN nói riêng, mới chỉ chú tâm tới việc đăng ký xác lập quyền. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ, việc khai thác sử dụng các quyền đối với nhãn hiệu đã được cấp dường như chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc khai thác, sử dụng các NHCN có vẻ mở nhạt, chưa tạo được sự đồng lòng nhất trí của các doanh nghiệp trong việc cùng nhau tạo dựng phát triển thương hiệu của các NHCN này.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế thế giới, những bài học kinh nghiệm xương máu từ các vụ tranh chấp quyền sở hữu với các quốc gia khác, như vụ Cà phê Buôn Mê Thuột, kẹo dừa Bến Tre, Cá tra, Cá basa... là hồi chuông cảnh tỉnh, cho các tổ chức cá nhân kinh doanh của Việt Nam, do không tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc, cũng như sự đồng lòng, phát triển thương hiệu của chính các cá nhân tổ chức kinh doanh, đã dẫn tới những thiệt hại lớn lao không chỉ về kinh tế, mà còn về uy tín, danh dự của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì vậy, hiện nay, chủ sở hữu các NHCN cũng như các tổ chức kinh doanh có sử dụng NHCN đã và đang thực hiện việc khai thác sử dụng, quản lý có hiệu quả các nhãn hiệu của mình.
Cụ thể, sau nhiều năm chờ đợi NHCN "Hoa Đà Lạt" đã được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận độc quyền năm 2011, việc xây dựng và phát triển NHCN này đã được triển khai theo lộ trình. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng là chủ sở hữu NHCN "Hoa Đà Lạt" và giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt là cơ quan quản lý nhãn hiệu. Ủy ban nhân dân tỉnh đã cùng với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt và các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hoa trên địa bàn cùng nhau xây dựng và phát triển thương hiệu "Hoa Đà Lạt" mà sản phẩm đặc trưng là Địa lan. Dựa trên bộ tiêu chuẩn chất lượng, bản đồ vùng sản xuất và kinh doanh hoa địa lan sử dụng NHCN "Hoa Đà Lạt" mà Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành, cơ quan chuyên môn là Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt đã phối hợp cùng Hiệp hội hoa Đà Lạt thẩm định, kiểm tra thực tế tại các tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh hoa địa lan. Đến tháng 4 năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố đã đề nghị cấp quyền sử dụng NHCN "Hoa Đà Lạt" và "Hoa địa lan Đà Lạt" cho 14 đơn vị, tổ chức, cá nhân đáp ứng được các tiêu chí đề ra. Đến cuối tháng 8 năm 2013, con số các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận độc quyền "Hoa Đà Lạt" đã lên tới 33 đơn vị sản xuất và kinh doanh.
Ngoài ra, để phát triển NHCN "Hoa Đà Lạt", đặc biệt với hoa địa lan, Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt đã tổ chức lớp tập huấn triển khai NHCN "Hoa Đà Lạt" cho các đơn vị trồng, sản xuất, kinh doanh hoa địa lan; tiếp nhận hồ sơ thủ tục đề nghị cấp NHCN và phối hợp thẩm định, kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất để làm cơ sở cho quy trình cấp chứng nhận; thông qua những sự kiện lễ hội, văn hóa, du lịch, phối hợp với Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng… quảng bá giới thiệu cho NHCN "Hoa Đà Lạt" tạo sức mạnh cho nhãn hiệu, đưa thương hiệu "Hoa Đà Lạt" đặc thù này đến được với mọi vùng miền của tổ quốc cũng như đưa thương hiệu này ra thị trường thế giới…
Tiếp đó, có thể kể đến việc khai thác, sử dụng NHCN "Rau Đà Lạt" cũng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng làm chủ sở hữu, giao cho Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Lạt là cơ quan quản lý, thẩm định, cấp quyền sử dụng NHCN cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng.
Để được phép sử dụng NHCN này, các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh rau trên địa bàn Đà Lạt và các tỉnh phụ cận, phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, điều kiện sản xuất rau an toàn, đảm bảo về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và lưu thông; phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng cấp...
Đến cuối tháng 8 năm 2013, trên địa bàn Đà Lạt và một số huyện trong tỉnh đã có 19 đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận độc quyền "Rau Đà Lạt".
Việc đăng ký bảo hộ NHCN, việc quản lý, thẩm định và cho phép các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận sử dụng NHCN "Rau Đà Lạt" của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích và tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu, cơ quan quản lý với các tổ chức cá nhân sử dụng nhãn hiệu tại địa phương. Thông qua đó làm tăng giá trị cho sản phẩm rau Đà Lạt, góp phần khẳng định thương hiệu rau sạch - an toàn trong thị trường tiêu dùng.
Điển hình nhất cho việc khai thác sử dụng NHCN, có thể kể đến là việc khai thác sử dụng NHCN Thanh Long Bình Thuận. Đầu năm 2012, Cơ quan Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ đã cấp văn bằng bảo hộ NHCN "Thanh long Bình Thuận" tại quốc gia này. Đây là tin vui đối với người dân Bình Thuận nói chung và các doanh nghiệp sản xuất thanh long nói riêng. Theo đó, quyền sử dụng nhãn hiệu thuộc về các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long, được chứng nhận nguồn gốc xuất xứ quả thanh long trồng tại Bình Thuận, có điều kiện địa lý đặc trưng được xác định: Chứng nhận trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản theo đúng với thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Bên cạnh đó, hình dáng, thành phần dinh dưỡng của quả theo những tiêu chí trong quy chế chứng nhận của chủ văn bằng.
Nhãn hiệu thanh long Bình Thuận tại Hoa Kỳ
Để đạt được những thành công bước đầu nêu trên, phía chủ sở hữu NHCN, đã phối hợp cùng với cơ quan quản lý nhãn hiệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thanh long trên địa bàn tỉnh cùng nhau tạo dựng và phát triển một cách có hiệu quả thương hiệu này trên thị trường.
Đầu tiên, dựa trên những ưu thế về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, người trồng thanh long Bình Thuận phối hợp cùng với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tập trung phát triển thanh long theo hướng an toàn, không lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, để tạo ra những quả thanh long an toàn, bổ dưỡng.
Tiếp đó, các doanh nghiệp thu mua đóng gói để xuất khẩu sản phẩm này sang Hoa Kỳ, đã thể hiện được trách nhiệm của mình trong việc thu mua sản phẩm của nông dân, chọn lựa những sản phẩm đủ tiêu chuẩn, chất lượng để xuất khẩu, chú trọng đến việc in ấn bao bì, nhãn hiệu.
Ngoài ra, Hiệp hội thanh long Bình Thuận phối hợp với Hiệp hội Du lịch, thương mại đẩy mạnh giới thiệu, quảng cáo hình ảnh quả thanh long và
NHCN tại các khu resort, các khu du lịch, nghỉ dưỡng, để giới thiệu về chất lượng, hình ảnh quả thanh long tới các khách du lịch trong và ngoài nước để quảng bá cho sản phẩm của địa phương mình.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện đúng các qui định của Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ, nhằm duy trì
hiệu lực NHCN " ", đẩy mạnh xúc tiến thương mại xuất khẩu; mở rộng diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ…
Với những kết quả đã đạt được nói trên, có thể thấy nếu các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cùng nhau chung sức, đồng lòng phát triển thương hiệu của mình, biết phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu từ khai thác, sử dụng đến quản lý thì việc đưa các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt ra thị trường nước ngoài sẽ không còn là vấn đề khó khăn, nan giải nữa.