THỰC TRẠNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN TẠI VIỆT NAM 1 Hoạt động xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 100 - 104)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

3.1.THỰC TRẠNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN TẠI VIỆT NAM 1 Hoạt động xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận

3.1.1. Hoạt động xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận

Theo Số liệu báo cáo thống kê hàng năm của Cục SHTT, trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến 2012, số lượng các đơn đăng ký bảo hộ quyền SHCN nói chung và bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng không ngừng tăng cao. Có thể kể ra một vài mốc như sau:

Bảng 3.1: Tổng kết đơn nhãn hiệu nộp tại Việt Nam giai đoạn 1982-2012

Năm

Đơn Đăng ký nhãn hiệu quốc gia đã đƣợc nộp Ngƣời nộp đơn

Việt Nam Ngƣời nộp đơn nƣớc ngoài Tổng số

1982-1988 461 773 1234 1990 890 592 1482 1995 2217 3416 5633 2000 3483 2399 5882 2002 6560 2258 8818 2005 12884 5134 18018 2007 19653 7457 27110 2009 22378 6299 26877 2010 21204 6719 27923 2011 22402 5835 28237 2012 22838 6740 29578

Bảng 3.2: Tổng kết số văn bằng bảo hộ đã được cấp tại Việt Nam giai đoạn 1982-2012

Năm

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã đƣợc cấp Ngƣời nộp đơn Việt Nam Ngƣời nộp đơn nƣớc ngoài Tổng số 1982-1989 380 1170 1550 1990 423 265 688 1995 1627 2965 4592 2000 1423 1453 2876 2002 3386 1814 5200 2005 6427 3333 9760 2007 10660 5200 15860 2009 16231 6499 22730 2010 12313 4207 16520 2011 15502 5938 21440 2012 14976 5066 20042

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ.

Theo số liệu thống kê tại Bảng 3.1, có thể thấy số đơn nhãn hiệu được nộp tại Việt Nam không ngừng tăng lên. Trong đó, đơn của người nộp đơn Việt Nam chiếm số lượng khá lớn. Điều này chứng tỏ, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đang không ngừng được hoàn thiện, phù hợp với các điều kiện thực tế trong nước, cũng như các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng được yêu cầu bảo hộ xác lập quyền của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Điều này cũng cho thấy, ý thức bảo vệ, duy trì thương hiệu của các doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao, họ đang cố gắng phát triển vững chắc thương hiệu của mình trên thị trường, không chỉ thông qua việc đẩy mạnh kinh doanh, quảng bá thương hiệu, mà còn thông qua việc thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền lợi SHTT của mình trước các đối thủ cạnh tranh.

Tại Bảng 3.2 về số lượng văn bằng bảo hộ được cấp trong giai đoạn 1982-2012: Có thể thấy số lượng văn bằng được cấp ra cũng tăng khá nhanh trong đó đơn của người nộp đơn Việt Nam cũng được cấp bằng với số lượng khá lớn. Dù số lượng văn bằng bảo hộ được cấp ra, còn khá nhỏ so với tổng số đơn nhãn hiệu được nộp hàng năm, tức là còn khá nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ, nên đã bị Cục SHTT ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Tuy vậy, số lượng văn bằng bảo hộ đã được cấp cũng là một kết quả rất đáng khích lệ đối với các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt Nam. Doanh nghiệp ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, còn người tiêu dùng thì có cơ sở để tin tưởng, lựa chọn những hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh với các nhãn hiệu đã được bảo hộ.

So với nhãn hiệu thông thường, hoạt động xác lập quyền với NHCN có một số đặc thù riêng. Nếu với một nhãn hiệu thông thường, chủ thể có quyền nộp đơn có thể là tổ chức hoặc cá nhân có hoạt động kinh doanh, thì với NHCN, quyền nộp đơn, chỉ thuộc về tổ chức. Hơn nữa, tổ chức này phải đáp ứng được một số yêu cầu cũng khá đặc thù: Phải không trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất kinh doanh các sản phẩm mang NHCN, phải có chức năng kiểm soát, chứng nhận các tiêu chí của sản phẩm, ngoài ra, tổ chức này còn phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh tế, và nguồn nhân lực để thực hiện chức năng của mình. Chính bởi các điểm đặc thù nói trên, nên các chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ NHCN bị hạn chế hơn so với chủ thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thường. Số lượng các chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ NHCN ít hơn, với điều kiện yêu cầu chặt chẽ hơn, nên số lượng đơn đăng ký bảo hộ NHCN và số văn bằng bảo hộ với NHCN được cấp ra, chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với nhãn hiệu thông thường, chỉ khoảng 5 - 8% trên tổng số đơn nhãn hiệu, và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp.

Về quy chế xét nghiệm đơn đăng ký NHCN cũng có những điểm khác biệt so với quy chế xét nghiệm nhãn hiệu thông thường. Với một nhãn hiệu

thông thường, khi xét nghiệm, mỗi xét nghiệm viên thông qua việc xem xét, đối chiếu với cơ sở dữ liệu được lưu trữ cùng với kinh nghiệm của bản thân, có thể đánh giá một nhãn hiệu có trùng, tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ, đã nộp đơn với ngày ưu tiên sớm hơn của người khác hay không, thông qua đó, có thể quyết định việc đồng ý hay không đồng ý bảo hộ nhãn hiệu đăng ký. Còn đối với NHCN, việc xem xét có đồng ý bảo hộ NHCN hay không, ngoài việc căn cứ trên cơ sở dữ liệu, kinh nghiệm của xét nghiệm viên còn phải xem xét tư cách của người nộp đơn, có đủ điều kiện, chức năng để đăng ký NHCN hay không, quy chế sử dụng NHCN có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật...

Chẳng hạn, để được cấp NHCN " " cho các sản phẩm: Trà xanh ướp hương, Trà xanh, Trà đen chế biến theo phương pháp OTD, Trà Ô long, Ủy ban nhân dân thị xã Bảo Lộc đã nộp đơn yêu cầu đăng ký

bảo hộ NHCN " " lên Cục SHTT. Ngoài các tài liệu cần thiết cho một đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu thông thường, là tờ khai theo mẫu, danh mục sản phẩm kèm theo, mẫu nhãn hiệu, phí và lệ phí theo quy định, thì còn phải bổ sung thêm "Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Trà B’Lao" được ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, ngày 27/02/2008; Bản đồ quy hoạch vùng trồng, sản xuất và kinh doanh trà mang nhãn hiệu chứng nhận Trà B’Lao.

Thông qua các tài liệu có trong hồ sơ, ngoài các thủ tục xét nghiệm với một nhãn hiệu thông thường, các xét nghiệm viên còn phải đánh giá tính chính xác của các thông tin được cung cấp trong hồ sơ, theo nội dung quy chế, rồi bản đồ quy hoạch vùng, đánh giá khả năng bảo hộ của NHCN này, từ đó quyết định việc đồng ý bảo hộ cho nhãn hiệu.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 100 - 104)