Biện pháp hình sự

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 97 - 98)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

2.5.3.4. Biện pháp hình sự

Đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với NHCN mà có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật hình sự. Việc áp dụng các biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Hiện tại, Bộ luật hình sự có quy định một số tội liên quan đến việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nói chung như:

Điều 156: Tội sản xuất buôn bán hàng giả. Hình phạt cao nhất mà người phạm tội có thể bị áp dụng là bị phạt tù đến mười lăm năm và người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 162: Tội lừa dối khách hàng. Hình phạt cao nhất mà người phạm tội có thể bị áp dụng là bị phạt tù đến bảy năm. Ngoài

ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 170: Tội xâm phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Hình phạt quy định tại điều này áp dụng với người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm qui định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Hình phạt cao nhất mà người phạm tội có thể bị áp dụng là bị phạt tù đến bảy năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 171 Bộ luật hình sự sửa đổi: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [27]. Tùy theo từng trường hợp, tính chất, mức độ xâm phạm mà chủ thể bị xâm phạm quyền có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội của các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)