Khái niệm và đặc điểm bảo vệ quyền sở hữu với nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 83 - 84)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

2.5.1.Khái niệm và đặc điểm bảo vệ quyền sở hữu với nhãn hiệu chứng nhận

+ Được sử dụng NHCN kèm với nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân, nhưng không được sử dụng NHCN "Gà đồi Yên Thế" làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.

+ Không được tự ý chuyển giao quyền sử dụng NHCN dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trường hợp tự cho phép sử dụng giữa các đơn vị thành viên.

+ Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không có NHCN nhưng làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của NHCN; mọi hình thức đưa thông tin sai về NHCN hoặc lạm dụng NHCN gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Như vậy, việc chuyển quyền sử dụng NHCN có những đặc điểm khác biệt so với việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thông thường. Việc chuyển quyền sử dụng NHCN, là một hình thức duy nhất để chủ sở hữu NHCN thực hiện quyền sử dụng nhãn hiệu của mình. Thông qua đó, NHCN mới được sử dụng trên thực tế, mới xâm nhập được vào thị trường và được người tiêu dùng chú ý, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

2.5. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỚI NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN CHỨNG NHẬN

2.5.1. Khái niệm và đặc điểm bảo vệ quyền sở hữu với nhãn hiệu chứng nhận chứng nhận

Bảo vệ quyền sở hữu với NHCN chính là bảo vệ quyền tài sản của chủ sở hữu nhãn hiệu và được hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan: Bảo

vệ quyền sở hữu với NHCN là tổng hợp các qui định của pháp luật ghi nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu và các biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu được pháp luật thừa nhận. Về mặt chủ quan: Bảo vệ quyền sở hữu là việc áp dụng các biện pháp cụ thể để xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm.

Việc bảo vệ quyền SHTT với NHCN có những đặc điểm nổi bật như: - Đối tượng bảo vệ ở đây là quyền sở hữu với NHCN. Một loại quyền đối với tài sản vô hình

- Chủ thể áp dụng biện pháp bảo vệ là chủ sở hữu NHCN hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác như: Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp.

- Mục đích việc bảo vệ quyền sở hữu với NHCN là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu; ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 83 - 84)