Biện pháp tự bảo vệ

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 90)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

2.5.3.1.Biện pháp tự bảo vệ

Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam, biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu NHCN, áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Theo Điều 198 Luật SHTT, chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ quyền sở hữu của mình thông qua các biện pháp sau:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT. Ví dụ: Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền SHTT lên hàng hóa, dịch vụ, phương tiện truyền thông nhằm thông báo rằng NHCN này đã và đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm…

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu với NHCN phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu với NHCN theo qui định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thực tế, khi có hành vi xâm phạm xảy ra, biện pháp đầu tiên được áp dụng là biện pháp tự bảo vệ. Biện pháp này vừa tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ sở hữu, vừa nhanh chóng, thuận tiện, không trải qua thủ tục hành chính phức tạp, lại ít lãng phí thời gian, tiền bạc của chủ sở hữu, có thể giúp chủ sở hữu nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm xảy ra.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 90)