- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng
2.4.1. Chuyển nhƣợng quyền sở hữu
Một trong những quyền năng cơ bản nhất của chủ sở hữu NHCN, là họ được độc quyền sử dụng NHCN đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng. Trong thời gian đó, họ có quyền cho phép các tổ chức cá nhân khác, sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ của họ, gắn nhãn hiệu lên các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để được chứng nhận các đặc tính đặc trưng của hàng hóa, dịch vụ. Và cũng như chủ sở hữu các loại tài sản khác, chủ sở hữu NHCN có thể định đoạt tài sản vô hình này thông qua Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Phương thức định đoạt này thường được chủ sở hữu sử dụng vì nhiều lí do khác nhau: do không đủ vốn đầu tư, do không có nguyện vọng và khả năng giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh...
Tại Khoản 1 Điều 138 Luật SHTT quy định: "Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác" [30].
Thông qua việc chuyển nhượng này, quyền sở hữu của chủ sở hữu sẽ bị chấm dứt hoàn toàn. Bên nhận chuyển nhượng sẽ tiếp nhận toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đối với NHCN được chuyển nhượng.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản, và hợp đồng này, phải được đăng ký tại Cục SHTT mới có hiệu lực.
Ngoài ra, hợp đồng này còn có một số điểm đặc thù như:
- Chủ sở hữu NHCN chỉ được chuyển nhượng quyền của mình, trong phạm vi thời gian, không gian được bảo hộ của nhãn hiệu (10 năm kể từ này được cấp văn bằng và trên lãnh thổ Việt Nam).
- Việc chuyển nhượng không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu NHCN bao gồm: Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; Căn cứ chuyển nhượng; Đối tượng chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; Quyền và nghĩa vụ với bên thứ ba; Điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; Cách giải quyết tranh chấp, khiếu nại...
Về việc đăng kí hợp đồng chuyển nhượng: Hợp đồng chuyển nhượng phải được đăng ký tại Cục SHTT. Hồ sơ đăng ký gồm có các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu của Cục SHTT
- Hợp đồng (Bản gốc hoặc Bản sao hợp lệ); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng NHCN, nếu NHCN thuộc sở hữu chung;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện); - Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Cục SHTT sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký và giải quyết trong một thời gian nhất định. Nếu hồ sơ đáp ứng được các yêu cầu, Cục sẽ ra Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và Sổ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Trường hợp đơn còn thiếu sót, Cục sẽ ra Thông báo thiếu sót và dành một thời gian nhất định cho chủ đơn trả lời thiếu sót nói trên. Nếu
sau đó, mà chủ đơn không có ý kiến trả lời, hoặc ý kiến trả lời không xác đáng, Cục SHTT có quyền từ chối đăng ký này và trả lại Hồ sơ, tài liệu cho chủ đơn.