Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: "Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh" [30].
Mặc dù, tên thương mại và NHCN đều thuộc nhóm các đối tượng chỉ dẫn thương mại nhưng chúng là hai đối tượng khác nhau theo qui định của Luật SHTT. Có thể chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản như:
* Về mặt cấu trúc
loại hình tổ chức kinh doanh (ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…) và thành phần phân biệt (chỉ tên riêng của chủ thể kinh doanh).
- Nhãn hiệu chứng nhận có cấu trúc tự do, thông thường không có phần mô tả loại hình tổ chức kinh doanh mà chỉ có tính chất phân biệt giữa nhãn hiệu này với nhãn hiệu kia.
* Về các dấu hiệu có thể được bảo hộ
- Với tên thương mại là từ ngữ, những từ ngữ này phải đọc được, phát âm được thành tiếng, yếu tố màu sắc không được đặt ra. Chức năng của tên thương mại là để cá thể hóa chủ thể kinh doanh với chức năng là phân biệt các cơ sở kinh doanh với nhau. Do vậy, tên thương mại của chủ thể này phải đảm bảo điều kiện không gây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể khác đã đăng ký kinh doanh trên địa cùng bàn và trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Với NHCN các dấu hiệu được bảo hộ có thể là từ ngữ, màu sắc, hình ảnh… Dấu hiệu từ ngữ ở đây, không bắt buộc phải đọc, phát âm được thành tiếng và yếu tố màu sắc có thể được bảo hộ với tư cách là một nhãn hiệu. Chức năng của NHCN là để chứng nhận một đặc tính nào đó của hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, tên thương mại và NHCN có sự phụ thuộc nhất định với nhau. Tức là thành phần phân biệt của tên thương mại có thể được sử dụng làm NHCN, nếu nó bảo đảm các yêu cầu của nhãn hiệu nói chung và NHCN nói riêng.