Nội dung phân loại

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 28 - 32)

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai loại là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

29

Chi phí sản xuất đó là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi sản xuất của doanh nghiệp. Thông thường phạm vi sản xuất của các tổ chức hoạt động kinh doanh đó là phân xưởng, tổ, đội… Chi phí sản xuất có thể được hiểu đó là sự tiêu hao của các yếu tố sản xuất như lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và các chi phí khác để tạo ra giá thành của sản phẩm hay dịch vụ trong kỳ. Chi phí sản xuất thường được chia thành ba khoản mục cơ bản :

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đó là các khoản chi phí về vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… mà kế toán có thể tập hợp thẳng cho đối tượng chịu chi phí. Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường mang tính chất biến phí, nó cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm tỷ trọng khá cao trong chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể định mức cho một đơn vị sản phẩm vừa là cơ sở xây dựng dự toán, vừa là cơ sở để kiểm soát chi phí. Tuy nhiên, trong thực tế khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong từng ngành nghề khác nhau thì khác nhau.

Trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình, do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là sắt, thép, xi măng, gạch, cát… Chi phí này thường chiếm tỷ trọng cao trong giá thành của công trình. Trong các doanh nghiệp may mặc sản phẩm là quần, áo, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là vải, chi phí này thường chiếm 30-40% trong giá thành sản xuất của sản phẩm. Trong các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ vui chơi giải trí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong chỉ tiêu giá thành sản xuất của sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca… của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm. Đặc điểm của khoản mục chi phí này thường mang tính chất biến phí, thường xây dựng định mức cho một đơn vị sản phẩm nhằm góp phần kiểm soát chi phí, xây dựng hệ thống dự toán chi phí. Đối với các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán có thể tập hợp thẳng cho các đối tượng chịu chi phí cũng tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cũng phụ thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp, đặc điểm của hoạt động kinh doanh, cơ chế tài chính của các doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp sản xuất thủ công, sử dụng lao động nhiều thì cơ cấu chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ hiện đại, sử dụng lao động ít thì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ trong chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: đó là các khoản chi phí phục vụ cho các phân xưởng, tổ, đội trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Trong thực tế quá trình sản xuất, chi phí sản xuất thường bao gồm các yếu tố sau:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất đó là tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương và chi phí khác phải trả cho các đối tượng như quản đốc, phó

30

quản đốc phân xưởng, đội trưởng, đội phó các đội sản xuất, nhân viên kinh tế, thủ kho các phân xưởng và đội sản xuất.

+ Chi phí vật liệu phục vụ cho phân xưởng và đội sản xuất. Chi phí này bao gồm văn phòng phẩm, các vật liệu khác cần thiết khi sửa chữa, bảo dưỡng phân xưởng…

+ Chi phí công cụ, dụng cụ cho phân xưởng và đội sản xuất. Các khoản chi phí này tùy theo đặc điểm hoạt động của các phân xưởng và đội sản xuất khác nhau thì khác nhau. Chi phí này có thể bao gồm quần áo bảo hộ lao động của công nhân, các dụng cụ phục vụ công nhân sản xuất như búa, cưa, que hàn….

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất ở các phân xưởng hay đội sản xuất thường có nhiều tài sản cố định tham gia quá trình sản xuất có những đặc điểm khác nhau do vậy việc vận dụng các phương pháp khấu hao cho các tài sản cũng khác nhau nhằm thu hồi vốn đầu tư. Thông thường các máy móc có công nghệ biến đổi nhanh thường áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần, các tài sản cố định như nhà xưởng thì thường áp dụng phương pháp khấu hao bình quân.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài đó là các khoản tiền điện, nước… phục vụ cho quá trình sản xuất của các phân xưởng, đội sản xuất.

+ Chi phí khác bao gồm các khoản tiền như tiếp khách phân xưởng, thiệt hại trong quá trình sản xuất…

Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí, có yếu tố mang tính chất như chi phí cố định, có yếu tố mang tính chất của chi phí biến đổi, song có yếu tố mang tính chất cả hai thể hiện đó là chi phí hỗn hợp. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp muốn kiểm soát các yếu tố trong khoản mục chi phí này cần phải tách các yếu tố chi phí thành hai bộ phận định phí và biến phí.

2.2.2.2. Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất đó là chi phí phát sinh ngoài sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí ngoài sản xuất thường bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí bán hàng: đó là các khoản chi phí phục vụ việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các tổ chức hoạt động kinh doanh. Chi phí này bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố chi phí thường bao gồm cả biến phí và định phí. Do vậy để kiểm soát các khoản mục chi phí cần phải tách biệt từng yếu tố chi phí thành biến phí và định phí. Trong thực tế chi phí bán hàng bao gồm:

+ Chi phí nhân viên bán hàng đó là các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, các khoản trích theo lương của các nhân viên bán hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp thường xây dựng định mức tiền lương của nhân viên bán hàng theo mức doanh thu đạt được vừa kiểm soát chi phí vừa là động lực thúc đẩy tăng doanh thu.

+ Chi phí vật liệu phục vụ cho bán hàng thường bao gồm văn phòng phẩm, bao gói sản phẩm.

31

+ Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho bán hàng thường bao gồm tiền phân bổ dụng cụ như quầy hàng, tủ hàng, cân, kiểm tra chất lượng của hàng…

+ Chi phí khấu hao các tài sản cố định phục vụ cho việc bán hàng như khấu hao của hàng, kho hàng, các phương tiện vận chuyển hàng, siêu thị, biển quảng cáo…

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, dịch vụ quảng cáo, tiếp thị… + Các chi phí khác phục vụ cho bán hàng như tiếp khách, hoa hồng…

Như vậy, chi phí bán hàng bao gồm nhiều yếu tố, song mỗi yếu tố thường thể hiện chi phí hỗn hợp, tất cả phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hóa từ kho thành phẩm tới nơi tiêu thụ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: đó là các khoản chi phí phục vụ cho bộ máy điều hành của các tổ chức hoạt động. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố chi phí, mỗi yếu tố thường gồm định phí và biến phí. Do vậy các nhà quản trị muốn kiểm soát các yếu tố chi phí cần tách thành 2 bộ phận định phí và biến phí.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên của bộ máy điều hành, chi phí vật liệu cho quản lý, chi phí công cụ cho quản lý, chi phí khấu hao các tài sản cố định cho quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài cho quản lý và chi phí khác

Nếu xét theo mỗi quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí thông thường chi phí ngoài sản xuất thường được coi là chi phí gián tiếp. Do vậy, để xác định chính xác kết quả tiêu thụ, kết quả kinh doanh của các bộ phận cần phải có các tiêu thức phân bổ chi phí cho phù hợp.

Sơ đồ tóm tắt phân loại chi phí theo chức năng hoạt động như sau:

Sơ đồ 2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp

Chi phí khác phát sinh ở phân xưởng

Chi phí nhân công

Chi phí sản xuất chung

Chi phí nhân công gián tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp Sản phẩm Tính thẳng Tính thẳng Phân bổ

32

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)