Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 45 - 47)

Theo căn cứ này chi phí chia thành nhiều dạng: Chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí chênh lệch, chi phí tránh được và chi phí không tránh được.

a. Chi phí cơ hội

Trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp hầu như các khoản chi phí phát sinh đều được ghi nhận vào hệ thống sổ kế toán. Tuy nhiên có những loại chi phí rất quan trọng thường tồn tại bên cạnh các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định nhưng không được ghi vào sổ kế toán đó chính là chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội là lợi ích bị mất đi vì chọn phương án và hành động này thay cho phương án và hành động khác.

Ví dụ 2.6: Nhà quản trị kinh doanh X có số vốn là 100 tỷ đồng, anh ta sẽ có các

phương án lựa chọn nhằm thu lợi nhuận từ số vốn đó. Thứ nhất, anh ta mang số vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh với mức lợi nhuận 1 năm là 20%, sau một năm mức lợi nhuận thu được là 20 tỷ đồng. Thứ hai, anh ta mang số tiền đó gửi tiết kiệm ngân

46

hàng với lãi suất 21%/năm. Sau một năm mức lãi thu về là 21 tỷ đồng. Như vậy, mức lợi nhuận của 2 phương án đầu tư chính là chi phí cơ hội khi nhà quản trị X lựa chọn phương án này và bỏ đi phương án khác.

b. Chi phí chênh lệch

Các nhà quản trị thường thực hiện chức năng ra quyết định, do vậy thường so sánh nhiều phương án kinh doanh khác nhau để thấy được sự khác biệt giữa các phương án là cơ sở đưa ra quyết định hàng ngày.

Chi phí chênh lệch đó là các khoản chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác. Chi phí chênh lệch có thể là biến phí hay định phí hoặc chi phí hỗn hợp.

Ví dụ 2.7: Tình hình về chi phí, doanh thu và kết quả của 2 phương án mà nhà

quản trị X đang phân tích để lựa chọn một phương án tối ưu như sau :

Chỉ tiêu Phƣơng án 1 Phƣơng án 2 Chênh lệch

1. Doanh thu 1.200 1.000 200 2. Giá vốn hàng bán 800 750 50 3. Chi phí bán hàng 100 50 50 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 150 100 50 5. Tổng chi phí 1.050 900 150 6. Lợi nhuận 150 100 50

Phương án 1 so với phương án 2: - Doanh thu tăng thêm 200 triệu đồng - Chi phí tăng thêm 150 triệu đồng - Lợi nhuận tăng thêm 50 triệu đồng

Do vậy chọn phương án 1 vì lợi nhuận cao hơn phương án 2 là 50 triệu đồng

c. Chi phí chìm

Chi phí chìm là những khoản chi phí mà doanh nghiệp vẫn phải chịu mặc dù các nhà quản trị chọn bất kỳ phương án kinh doanh nào. Thông thường chi phí chìm không thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh vì thông tin không có tính chênh lệch.

Ví dụ 2.8: Một nhà quản trị kinh doanh bỏ ra số tiền 100 tỷ đồng cho việc thuê

mặt bằng cơ sở sản xuất. Khoản chi phí này doanh nghiệp vẫn phải chịu khi nhà quản trị chọn bất kỳ phương án hoạt động sản xuất nào.

d. Chi phí tránh được và chi phí không tránh được

Chi phí tránh được đó là các khoản chi phí mà các nhà quản trị kinh doanh có thể giảm được khi thực hiện các quyết định kinh doanh tối ưu. Còn chi phí không tránh được là các khoản chi phí cho dù nhà quản trị lựa chọn phương án nào thì vẫn cứ phải chịu.

Ví dụ 2.9: Báo cáo kết quả kinh doanh của Cửa hàng 1 thuộc Công ty thương

47 Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 1.000 2. Biến phí 800 3. Số dư đảm phí 200 4. Định phí 230

a) Lương nhân viên 150

b) Tiền thuê diện tích mặt bằng 30

c) Định phí khác 50

5. Lợi nhuận -30

Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 năm N của cửa hàng ta thấy cửa hàng lỗ 30 triệu đồng, do vậy nhà quản trị cần phải đưa ra quyết định trong tương lai cửa hàng còn tiếp tục kinh doanh nữa không. Để đảm bảo chính xác của quyết định nhà quản trị cần có các thông tin chi tiết về định phí.

Trường hợp cửa hàng ngừng hoạt động thì toàn bộ hệ thống nhân viên nghỉ việc, công ty không phải trả 150 triệu đồng tiền lương hàng quý, đây là chi phí tránh được. Tiền thuê diện tích mặt bằng hàng quý phải trả 30 triệu đồng, khi cửa hàng không hoạt động nhưng hợp đồng thuê 5 năm thì đây thuộc vào chi phí không thể tránh được. Các định phí khác như khấu hao cửa hàng, phương tiện vận chuyển đều là các tài sản cố định của công ty, do vậy khi cửa hàng không hoạt động, chi phí đó đều thuộc chi phí không thể tránh được. Như vậy, chi phí không thể tránh được lớn hơn mức lỗ của cửa hàng (80>30), do vậy trong trường hợp Công ty chưa có phương án kinh doanh nào tối ưu thì nên tiếp tục kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)