Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp là báo cáo kết quả kinh doanh của kế toán quản trị. Trong báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp chi phí được phân loại theo mối liên hệ với mức độ hoạt động. Chi phí được phân thành hai loại biến phí và định phí. Các chi phí này không phân biệt trong sản xuất hay ngoài sản xuất, hay nói cách khác đây là biến phí và định phí kinh doanh. Phân loại chi phí thành biến phí và định phí là cơ sở để áp dụng việc phân tích mối quan hệ Chi phí – Sản lượng – Lợi nhuận. Từ đó, tạo điều kiện tốt hơn trong hoạch định phối hợp các mức độ chi phí, khối lượng, doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn tốt nhất. Mặt khác, do sự biến động phức tạp của các yếu tố đầu vào và đầu ra cả về giá cả và số lượng hàng hóa trong cơ chế thị trường thì việc phân loại chi phí theo mức độ hoạt động sẽ giúp cho việc ra quyết định và điều chỉnh nhanh chóng cơ cấu chi phí gồm biến phí và định phí thích hợp trong điều kiện sản xuất kinh doanh khác nhau để đạt được các mục tiêu kinh doanh tốt hơn.
Việc xác định lợi nhuận trong báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp gắn liền với khái niệm lợi nhuận góp. Lợi nhuận góp là số tiền còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tổng biến phí và nó được sử dụng để trang trải cho tổng định phí trong kỳ, phần còn lại mới là lợi nhuận.
- Trước tiên ta lấy tổng doanh thu trừ đi tổng biến phí để xác định tổng lợi nhuận góp hay còn gọi là số dư đảm phí:
Lợi nhuận góp = Tổng doanh thu – Tổng biến phí
- Sau đó, để xác định lợi nhuận thuần trước thuế ta lấy lợi nhuận góp trừ đi tổng định phí trong kỳ:
50
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận góp – Tổng định phí
Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nội bộ. Chúng được vận dụng rất đa dạng, linh hoạt và có thể tính cho từng phương án kinh doanh, từng bộ phận, từng loại sản phẩm… một cách thường xuyên tại các thời điểm cần thiết, nhằm cung cấp thông tin hữu ích kịp thời phục vụ cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định.
Báo cáo này còn có thể bổ sung các cột tính cho một đơn vị và cột tỷ lệ nhằm xác định tỷ lệ lợi nhuận góp của doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản trị và ra quyết định kinh doanh.
Căn cứ số liệu ví dụ 2.10, Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp (dạng rút gọn) có thể được thể hiện như sau
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Theo mô hình lợi nhuận góp)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu tiêu thụ 2.000.000 100%
2. Biến phí 1.760.000 88%
3. Lợi nhuận góp 240.000 12%
4. Định phí 80.000
5. Lợi nhuận thuần 160.000
Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhận góp (dạng đầy đủ) được thể hiện như sau:
51
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Theo mô hình lợi nhuận góp)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu tiêu thụ 10.000 2.000.000 100
2. Biến phí 8.800 1.760.000 88
+ Biến phí sản xuất 8.500 1.700.000
+ Biến phí bán hàng
+ Chi phí giao hàng 100 20.000
+ Hoa hồng bán hàng 200 40.000
+ Biến phí quản lý doanh nghiệp -
3. Lợi nhuận góp 1.200 240.000 12
4. Tổng định phí sản xuất kinh doanh 80.000
* Định phí sản xuất -
* Định phí ngoài sản xuất 80.000
- Định phí bán hàng 45.000
+ Chi phí quảng cáo 6.000
+ Lương nhân viên bán hàng 14.000
+ Khấu hao thiết bị bán hàng 12.000
+ Tiền thuê cửa hàng 13.000
- Định phí quản lý doanh nghiệp 35.000
+ Lương nhân viên quản lý 12.000
+ Khấu hao thiết bị văn phòng 5.000
+ Chi phí văn phòng 8.000
+ Chi phí khác bằng tiền 10.000
5. Lợi nhuận thuần 160.000
Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp với phương pháp tính chi phí trực tiếp khác với báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí về loại thông tin chi phí, về cách tính lợi nhuận. Chúng ta nhận thấy để tạo ra mức lợi nhuận 160 triệu đồng, doanh nghiệp phát sinh biến phí 1.760.000.000 đồng, định phí 80.000.000 đồng và nó cũng chỉ ra khi doanh thu thay đổi với một mức độ nhất định thì biến phí sẽ gia tăng tỷ lệ theo doanh thu khác mức 2.000.000.000 đồng và định phí sẽ không thay đổi vẫn là 80.000.000 đồng. Như vậy, muốn tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần gia tăng doanh thu và những chi phí vật tư, nhân công. Điều này giúp nhà quản trị doanh nghiệp thấy được những thiệt hại, khả năng thu hẹp lợi nhuận khi giảm sút doanh thu. Qua phân tích chi phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo mô
52
hình lợi nhuận góp, nhà quản trị sẽ thiết lập được nhiều công cụ, mô hình dự báo chi phí linh hoạt hơn cho việc ra quyết định điều hành kinh doanh
So sánh sự khác nhau giữa 2 báo cáo kết quả kinh doanh có thể tóm tắt như sau
Bảng 2.1. Sự khác nhau giữa các báo cáo kết quả kinh doanh
Tiêu thức Kế toán quản trị Kế toán tài chính
1. Mục đích
Sử dụng trong quản trị nội bộ doanh nghiệp
Chủ yếu để báo cáo cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp 2. Cách phân loại chi
phí
Theo mối quan hệ với mức hoạt động
Theo chức năng hoạt động của chi phí
3. Phương pháp xác
định chi phí Chi phí trực tiếp Chi phí toàn bộ 4. Quan niệm về định
phí sản xuất chung Thuộc chi phí thời kỳ Thuộc chi phí sản phẩm 5. Tính chất ứng xử của chi phí trong sản phẩm dở dang Biến phí Chi phí hỗn hợp 6. Cách xác định lợi nhuận
Lợi nhuận góp = Tổng doanh thu - Tổng biến phí
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận góp - Tổng định phí
Lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
7. Tính chất của thông tin
Hướng về tương lai, chú trọng
tính kịp thời và hiệu quả Phản ánh quá khứ khách quan 8. Hình thức trình bày
báo cáo
Đa dạng, tùy theo nhu cầu của
nhà quản trị Thống nhất, theo quy định 9. Thời gian trình bày Thường xuyên Định kỳ theo tháng, quý, năm
10. Phạm vi báo cáo
Từng loại sản phẩm, phân
xưởng, hoạt động, dự án.. Toàn doanh nghiệp 11. Khả năng áp dụng
phân tích mối quan hệ C-V-P
53
BÀI TẬP Bài tập 2.1.
Anh (chị) hãy chọn phương án đúng nhất
1. Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh:
A. Để đưa sản phẩm từ kho của doanh nghiệp đến nơi tiêu thụ. B. Để hoàn thành sản phẩm.
C. Để sản xuất sản phẩm. D. Các câu trên đều đúng.
2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:
A. Giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và khấu hao tài sản cố định. B. Giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và công cụ dụng cụ.
C. Giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. D. Các câu trên đều đúng.
3. Trong doanh nghiệp, chi phí là:
A. Mức tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho hoạt động trong kỳ, biểu hiện bằng tiền. B. Mức tiêu hao của lao động sống và lao động vật hóa, đã sử dụng cho hoạt động trong một thời kỳ, biểu hiện bằng tiền.
C. Hai câu (A) và (B) đều đúng. D. Hai câu (A) và (B) đều sai. 4. Chi phí sản phẩm là:
A. Chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra.
B. Chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất hoặc hàng hóa mua vào để bán. C. Hai câu trên đúng.
D. Hai câu trên sai.
5. Chi phí sản xuất bao gồm:
A. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến. B. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chế biến. C. Chi phí sản xuất chung và chi phí chế biến. D. Ba câu trên đều sai.
6. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm: A. Hai khoản mục.
B. Ba khoản mục.
C. Bốn khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung.
54
7. Chi phí sản phẩm bao gồm:
A. Chi phí mua hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
B. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến hoặc giá mua hàng hóa. C. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
D. Biến phí sản xuất hoặc giá mua hàng hóa. 8. Chi phí thời kỳ bao gồm:
A. Chi phí mua hàng và quản lý doanh nghiệp. B. Chi phí cấu tạo nên giá trị sản phẩm.
C. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. D. Chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp.
9. Trong công ty, chi phí kiểm soát được của người cửa hàng trưởng được quyết định việc mua bán là:
A. Chi phí khấu hao nhà cửa, máy móc thiết bị. B. Chi phí vận chuyển hàng, chi phí bao gói. C. Chi phí hội nghị khách hàng.
D. Chi phí tiền lương cửa hàng trưởng. 10. Chi phí thời kỳ là:
A. Chi phí phát sinh trong một thời kỳ và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của kỳ đó.
B. Chi phí phát sinh trong nhiều kỳ và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của kỳ báo cáo. C. Chi phí gắn liền với việc sản xuất sản phẩm của một kỳ.
D. Các câu trên đều sai.
11. Muốn đánh giá đúng trách nhiệm người quản lý một bộ phận của doanh nghiệp: A. Phải tính chi phí kiểm soát được và không kiểm soát cho bộ phận đó.
B. Chỉ tính chi phí kiểm soát được của người quản lý một bộ phận đó. C. Chỉ tính chi phí không kiểm soát được .
D. Chỉ tính chi phí xác định được khi chi tiêu.
12. Những đặc điểm nào sau đây thể hiện chi phí trực tiếp: A. Liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chiu chi phí. B. Được tập hợp riêng theo từng đối tượng chịu chi phí.
C. Phương pháp phân bổ ít làm sai lệch chi phí trong giá thành. D. Các câu trên đều đúng.
13. Những đặc điểm nào sau đây thể hiện chi phí gián tiếp A. Liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí.
B. Không tập hợp riêng cho từng đối tượng được.
C. Phương pháp phân bổ có thể làm sai lệch chi phí trong giá thành sản phẩm. D. Các câu trên đúng.
55
14. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí: A. Biến phí bao gồm biến phí sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
B. Chênh lệch doanh thu và biến phí là số dư đảm phí là khoản bù đắp định phí và hình thành lợi nhuận.
C. Định phí sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tính hết trong kỳ, bất kể sản lượng tiêu thụ.
D. Ba câu trên đều đúng.
15. Chi phí ban đầu là khoản chi phí bao gồm:
A. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung. B. Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. C. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
D. Các câu trên sai.
16. Công dụng của việc phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được là:
A. Cung cấp thông tin để người quản lý ra quyết định.
B. Cung cấp thông tin để đánh giá thành quả của người quản lý. C. Hai câu trên đúng.
D. Hai câu trên sai.
17. Ở một mức khối lượng nhất định nếu biết tổng chi phí và tổng định phí thì biến phí đơn vị bằng:
A. (Tổng chi phí – tổng định phí)/khối lượng. B. (Tổng chi phí/khối lượng) – tổng định phí.
C. (Tổng chi phí x khối lượng) – (tổng định phí/khối lượng). D. (Định phí x khối lượng) – tổng chi phí.
18. Xác định chi phí nào sau đây có thể là biến phí cấp bậc A. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
B. Chi phí nhân công trực tiếp.
C. Chi phí bảo hiểm tài sản hàng năm. D. Lương thợ bảo trì, chi phí năng lượng.
19. Nếu khối lượng sản xuất tăng từ 800 lên 1000 sản phẩm thì: A. Tổng biến phí sẽ tăng 20%.
B. Tổng biến phí sẽ tăng 25%
C. Chi phí hỗn hợp và biến phí sẽ tăng 25%. D. Tổng chi phí sẽ tăng 20%.
20. Chi phí chìm được giải thích là chi phí:
A. Đã phát sinh và lưu lại ở tất cả các phương án kinh doanh. B. Đã phát sinh và được phân bổ cho các phương án kinh doanh.
56
C. Sẽ phát sinh và lưu lại ở tất cả các phương án kinh doanh. D. Sẽ phát sinh và có sự khác biệt giữa các phương án.
21. Xác định nghiệp vụ nào dưới đây làm phát sinh chi phí ở doanh nghiệp. A. Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
B. Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ. C. Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp. D. Hao hụt vật tư, tài sản trong định mức dự trữ.
22. Xác định những chi phí nào sau đây có thể là định phí tùy ý: A. Chi phí khấu hao tài sản cố định sản xuất.
B. Chi phí quảng cáo hàng năm.
C. Tiền thuê nhà xưởng và thuê máy móc thiết bị sản xuất. D. Tiền lương ban giám đốc công ty.
23. Biến phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh là: A. Tổng biến phí hoạt động phát sinh trong kỳ.
B. Tổng biến phí hoạt động tính cho số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. C. Tổng biến phí sản xuất trong kỳ tính cho số sản phẩm tiêu thụ. D. Các câu trên sai.
24. Chi phí sản phẩm được giải thích là chi phí:
A. Thời kỳ phát sinh cùng thời kỳ kết chuyển vào chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. B. Thời kỳ phát sinh trước thời kỳ kết chuyển vào chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. C. Thời kỳ phát sinh sau thời kỳ kết chuyển vào chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. D. Tất cả các câu trên đều chưa đầy đủ.
25. Định phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí là: A. Tổng định phí sản xuất và định phí ngoài sản xuất phát sinh trong kỳ.
B. Định phí sản xuất phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ.
C. Định phí sản xuất và ngoài sản xuất phân bổ cho sản phẩm tiêu thụ. D. Các câu trên sai.
Bài tập 2.2.
Khách sạn Bông Mai có tất cả 300 phòng, vào mùa du lịch các phòng được thuê đạt công suất cao nhất là 90%, do vậy chi phí bình quân 150.000 đồng/phòng/ngày. Tháng thấp nhất số phòng được thuê chỉ đạt 40%. Tổng chi phí hoạt động của tháng có công suất thấp nhất là 945 triệu đồng, giá thuê phòng/ngày là 220.000 đồng trong đó thuế suất thuế GTGT 10%. (Số ngày 1 tháng tính là 30 ngày).
Yêu cầu:
1. Dùng phương pháp thích hợp để xây dựng phương trình dự đoán chi phí và giả sử công suất phòng được thuê tháng tới khoảng 60% thì chi phí của khách sạn là bao nhiêu?
57
2. Xác định mức chi phí bình quân của một phòng/ngày ở 3 mức công suất 40%; 60%; 90% và giải thích sự khác nhau đó.
3. Khách sạn muốn thu nhập thuần sau thuế TNDN là 225 triệu đồng thì công suất thuê phòng cho thuê là bao nhiêu? Biết thuế suất thuế TNDN là 20%.
4. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí trong trường hợp số phòng thuê đạt công suất 90%.
5. Trình bày phương pháp kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.
Bài tập 2.3. Chi phí năng lượng của một đơn vị trong 6 tháng đầu năm 200N (ĐVT: đồng)
Tháng Số giờ hoạt động Tổng chi phí năng lƣợng
1 2 3 4 5 6 500 750 1.000 1.100 950 700 2.250.000 2.375.000 2.500.000 2.550.000 2.475.000 2.435.000 Cộng 5.000 14.500.000
Yêu cầu: Xác định biến phí, định phí theo phương pháp cực đại-cực tiểu và theo phương pháp bình phương bé nhất.
Bài tập 2.4.
Khách sạn Hoàng Sơn có tất cả 200 phòng. Vào mùa du lịch bình quân mỗi ngày