Đặc điểm của quyết định ngắn hạn

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 174 - 175)

Quyết định ngắn hạn thường liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn ngắn, có thể là một tháng, quý, năm hoạt động tùy theo những điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ, mua ngoài hay tự sản xuất một chi tiết của sản phẩm, hoặc chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng đặc biệt... Do vậy đặc điểm cơ bản của quyết định ngắn hạn là vốn đầu tư ít so với các quyết định dài hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chính vì vậy vốn đầu tư cho các quyết định ngắn hạn ít bị chi phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ như chính sách tiền tệ, thuế, xuất nhập khẩu. Đồng thời ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát nhất là trong giai đoạn các nước đang phát triển.

Mặt khác, thời gian đầu tư vào các phương án của quyết định kinh doanh ngắn hạn thường ngắn, trong phạm vi giới hạn thường dưới 1 năm. Do vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp dễ thay đổi quyết định ngắn hạn nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả kinh doanh cao nhất. Quyết định ngắn hạn chủ yếu là quyết định tác nghiệp của các cấp quản lý như mở cửa hàng ở vị trí nào? Giá bán sản phẩm bao nhiêu là phù hợp? Thuê phương tiện vận chuyển nào?... Các quyết định ngắn hạn thường nhằm mục tiêu khai thác tối đa các yếu tố sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giảm chi phí thấp nhất để đạt được lợi nhuận mong muốn.

Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định ngắn hạn thường xảy ra ở ba giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất:

Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn cung cấp như: Chọn nhà cung cấp nào phù

hợp với chất lượng tốt và chi phí thấp, thuê phương tiện nào vận chuyển các yếu tố đầu vào? Tuyển bao nhiêu lao động với số lượng và chất lượng ra sao? Chủng loại nguyên vật liệu được thu mua như thế nào? Chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng với giá giảm trong điều kiện kinh doanh bình thường?...

Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn sản xuất như: Sản xuất bao nhiêu sản phẩm

với cơ cấu như thế nào? Tiếp tục sản xuất hay mua ngoài chi tiết của sản phẩm? Ngừng, thu hẹp hay không kinh doanh một ngành hàng nào đó của doanh nghiệp? Sản xuất sản phẩm với công nghệ hiện đại hay công nghệ thủ công?...

Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn tiêu thụ như: Tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm

với cơ cấu như thế nào? Tiếp tục sản xuất hay bán ngoài chi tiết của sản phẩm? Có nên quảng cáo cho các sản phẩm không? Chọn những phương thức bán hàng nào phù hợp?...

Các quyết định ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường có những đặc điểm cơ bản sau:

175

Đa số các quyết định ngắn hạn trong điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường nhằm vào mục tiêu chính là lợi nhuận. Hay nói cách khác, các quyết định ngắn hạn của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu cơ bản là lợi nhuận cao nhất, với chi phí thấp nhất. Đây là một vấn đề mà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp thường xuyên phải quan tâm, không có con đường nào khác là muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Nếu giảm chi phí sản xuất kinh doanh phải giảm các yếu tố nào trong sản xuất, mức độ giảm của mỗi yếu tố, mỗi khoản mục chi phí ở mức độ nào, bằng cách nào... thì sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là nhân tố phát triển sản xuất theo chiều sâu, đòi hỏi quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp phải am hiểu tường tận và sâu sắc quá trình sản xuất kinh doanh mới có thể ra được các quyết định chuẩn xác.

- Đặc điểm về vốn đầu tư:

Các quyết định ngắn hạn thông thường đòi hỏi vốn đầu tư ít và nó phát huy tác dụng trong một thời gian ngắn, thường dưới 1 năm. Nghĩa là, kết quả của các quyết định ngắn hạn thể hiện rõ trong kỳ kế toán. Chẳng hạn, khi nhận được đơn đặt hàng, khách hàng đòi hỏi giá bán phải giảm một ít. Vậy, doanh nghiệp có nên nhận đơn đặt hàng này không để ra quyết định, quản trị doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc, nếu nhận sản xuất cho đơn đặt hàng này thì có lợi nhuận hay không. Nếu giảm giá bán, nhưng vẫn có lợi nhuận thì đương nhiên quản trị doanh nghiệp sẽ ra quyết định là nhận sản xuất cho đơn đặt hàng này, trong điều kiện khác của quyết định sản xuất không thay đổi. Mặt khác, do việc đầu tư vốn ít cho nên quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn nhiều so với quyết định dài hạn và mục tiêu của các quyết định ngắn hạn cũng là nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu lâu dài của các quyết định dài hạn.

- Đặc điểm về sự biến động của đồng tiền:

Các quyết định ngắn hạn thường ít tính đến sự biến động của đồng tiền. Hay nói cách khác, nó phát huy trong một thời gian ngắn, cho nên giá cả tiêu thụ sản phẩm thường không thay đổi hoặc ít thay đổi. Chính vì vậy, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng ít thay đổi. Tất nhiên, không loại trừ những trường hợp đặc biệt trên thực tế đôi khi giá cả biến động một cách đột biến vào một thời điểm nào đó trong năm. Các quyết định ngắn hạn cũng ít bị chi phối bởi sự biến động của tỷ giá ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 174 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)