Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 184 - 188)

Trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau, các mặt hàng và ngành nghề có thể hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh. Khi doanh thu của một mặt hàng này tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến doanh thu của những mặt hàng khác, do vậy tác động tới số dư bộ phận của từng hoạt động và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong các bộ phận cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, cửa hàng, phân xưởng... hiệu quả và kết quả kinh doanh đều thấp, nhà quản trị cần xem xét và phân tích để đưa ra quyết định có nên loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động nhằm đảm bảo lợi nhuận và mức độ an toàn của doanh nghiệp cao nhất.

Quyết định này thường xảy ra phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy khi đưa ra quyết định này cần phải phân tích dựa trên những cơ sở khoa học sau:

- Lợi nhuận của các bộ phận tạo ra cho doanh nghiệp.

- Mối quan hệ giữa chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định chung của từng bộ phận đối với doanh nghiệp.

- Tác động doanh thu của từng bộ phận với nhau ảnh hưởng tới doanh thu chung của doanh nghiệp.

Ví dụ 7.5: Công ty thương mại Hoàng Hà kinh doanh đa mặt hàng, báo cáo kết

185 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng số Hàng gia dụng Hàng thực phẩm Hàng điện tử 1. Doanh thu 800.000 360.000 320.000 120.000

2. Chi phí biến đổi 424.000 200.000 144.000 80.000

3. Số dư đảm phí 376.000 160.000 176.000 40.000

4. Định phí 286.000 122.000 108.000 56.000

a. Định phí trực tiếp 86.000 32.000 28.000 26.000

b. Định phí gián tiếp 200.000 90.000 80.000 30.000

5. Lợi nhuận 90.000 38.000 68.000 -16.000

Căn cứ vào báo cáo trên, giám đốc đưa ra quyết định loại bỏ kinh doanh mặt hàng điện tử.

Yêu cầu: Hãy phân tích và xem xét quyết định của giám đốc có phù hợp không?

Bài giải

Ta cần xem xét tính chất của chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định gián tiếp trong mối quan hệ với các ngành hàng kinh doanh. Định phí trực tiếp là những định phí phát sinh của từng bộ phận kinh doanh, như khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho từng hoạt động. Định phí gián tiếp là những khoản định phí phát sinh chung của toàn doanh nghiệp như tiền thuê văn phòng, lương của bộ máy điều hành. Định phí gián tiếp thường được phân bổ cho các bộ phận theo những tiêu thức khác nhau. Đối với công ty Hoàng Hà phân bổ định phí gián tiếp theo doanh thu bán hàng. Do vậy định phí trực tiếp là những khoản chi phí mà doanh nghiệp có thể tránh được, do vậy các nhà quản trị cần tìm mọi biện pháp kiểm soát chi phí để làm cho chi phí thấp nhất. Định phí gián tiếp phân bổ cho các bộ phận là chi phí không thể tránh được cho dù các bộ phận kinh doanh những mặt hàng nào. Từ việc phân tích trên ta lập Báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 trường hợp: Tiếp tục kinh doanh ngành điện tử hoặc loại bỏ kinh doanh ngành điện tử như sau:

Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty:

Chỉ tiêu Tiếp tục kinh doanh ngành điện tử

Loại bỏ kinh doanh

ngành điện tử Chênh lệch

1. Doanh thu 800.000 680.000 -120.000

2. Chi phí biến đổi 424.000 344.000 -80.000

3. Số dư đảm phí 376.000 336.000 -40.000

4. Định phí trực tiếp 86.000 60.000 -26.000

5. Lợi nhuận -14.000

Căn cứ vào báo cáo phân tích trên, ta thấy nếu loại bỏ kinh doanh ngành hàng điện tử thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi 14.000 triệu đồng do vậy doanh nghiệp nên tiếp tục kinh doanh và tìm thêm các biện pháp mới để giảm chi phí

186

Ví dụ 7.6: Một doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại 2 cửa hàng A và B trên 2 địa

điểm khác nhau. Tài liệu do kế toán cung cấp sau một kỳ hoạt động như sau:

ĐVT: 1.000 đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Tổng số Cửa hàng A Cửa hàng B

1. Doanh thu 2.500.000 1.600.000 900.000

2. Các khoản giảm trừ 65.000 41.500 23.500

3. Doanh thu thuần 2.435.000 1.558.500 876.500

4. Giá vốn hàng bán 1.704.500 966.500 738.000 a. Hàng tồn kho đầu kỳ 350.000 140.000 210.000 b. Hàng mua trong kỳ 2.154.500 1.146.500 1.008.000 c. Hàng tồn kho cuối kỳ 450.000 180.000 270.000 5. Lợi nhuận gộp 730.500 592.000 138.500 6. Chi phí hoạt động 627.500

7. Lợi nhuận trước thuế 103.000

8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 20.600

Yêu cầu:

1. Phân bổ chi phí hoạt động cho từng cửa hàng theo số liệu sau:

- Tiền lương cho nhân viên bán hàng của cửa hàng A là 84.500 và cửa hàng B là 50.500

- Chi phí quảng cáo cho cửa hàng A là 25.000, cửa hàng B là 15.000. Ngoài ra chi phí quảng cáo của toàn doanh nghiệp là 50.000 cũng được phân bổ cho 2 cửa hàng theo tỷ lệ của chi phí quảng cáo trực tiếp

- Chi phí khấu hao nhà xưởng 80.000 trong đó cho cửa hàng A là 60%, cửa hàng B là 40%

- Chi phí mua hàng trực tiếp tại mỗi cửa hàng A, B là 70.000 và 39.000

- Chi phí mua hàng gián tiếp là 25.000, phân bổ cho cửa hàng A là 57% và cửa hàng B là 43%.

- Chi phí giao hàng trực tiếp tại cửa hàng B là 10.000. Còn chi phí giao hàng chung là 50.000 được phân bổ cho cửa hàng A và B theo tỷ lệ là 30% và 70%.

- Chi phí hành chính trực tiếp tại cửa hàng A và B là 15.500 và 13.000. Còn chi phí hành chính chung 100.000 được phân bổ cho từng cửa hàng theo tỷ lệ doanh thu tiêu thụ.

2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí. Nhận xét.

3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo cách ứng xử của chi phí. So sánh với báo cáo đã lập ở trên. Có nên đình chỉ hoạt động của cửa hàng B không? Nếu có thì lúc đó lợi nhuận của công ty là bao nhiêu?

187

4. Giả sử công ty ngừng hoạt động của cửa hàng B tức là giảm được 16.000.000 đồng định phí chung phân bổ và toàn bộ định phí thuộc tính. Xác định ảnh hưởng của việc đình chỉ cửa hàng B đến lợi nhuận của doanh nghiệp?

Bài giải

1. Phân bổ chi phí cho 2 cửa hàng A và B

Chỉ tiêu Toàn doanh

nghiệp Cửa hàng A Cửa hàng B Định phí thuộc tính Đinh phí chung phân bổ Định phí thuộc tính Đinh phí chung phân bổ 1. Tiền lương 135.000 84.500 50.500

2. Chi phí quảng cáo 90.000 25.000 31.250 15.000 18.750 3. Chi phí khấu hao nhà

xưởng 80.000 48.000 32.000

4. Chi phí mua hàng 134.000 70.000 14.250 39.000 10.750 5. Chi phí hành chính 128.500 15.500 64.000 13.000 36.000 6. Chi phí giao hàng 70.000 10.000 15.000 10.000 35.000

Tổng 637.500 205.000 172.500 127.500 132.500

2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí

Chỉ tiêu Tổng số Cửa hàng A Cửa hàng B (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Doanh thu 2.500.000 1.600.000 900.000

2. Các khoản giảm trừ 65.000 41.500 23.500

3. Doanh thu thuần 2.435.000 1.558.500 876.500

4. Giá vốn hàng bán 1.704.500 966.500 738.000

5. Lợi nhuận gộp 730.500 592.000 138.500

6. Chi phí hoạt động 627.500 367.500 260.000

7. Lợi nhuận 103.000 224.500 -121.500

Nhận xét: Căn cứ báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí thì cửa hàng B hoạt động không hiệu quả, bị lỗ 121.500, do đó làm giảm lợi nhuận của toàn công ty. Như vậy nếu ngừng hoạt động của cửa hàng B thì lợi nhuận của toàn công ty sẽ tăng lên.

Tuy nhiên kết quả kinh doanh của cửa hàng B phụ thuộc vào các khoản chi phí gián tiếp phân bổ cho cửa hàng. Nếu cửa hàng B ngừng hoạt động thì các khoản chi phí trực tiếp sẽ không còn nhưng các khoản chi phí chung phân bổ thì vẫn sẽ phát sinh và chỉ có cửa hàng A chịu toàn bộ chi phí ấy và lúc đó chưa chắc lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Vì vậy để có kết luận chính xác hơn về kết quả và hiệu quả hoạt động của cửa hàng B ta cần lập thêm báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. 3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo cách ứng xử của chi phí

188

Chỉ tiêu Tổng số Cửa hàng A Cửa hàng B

1. Doanh thu 2.500.000 1.600.000 900.000

2. Các khoản giảm trừ 65.000 41.500 23.500

3. Doanh thu thuần 2.435.000 1.558.500 876.500

4. Chi phí khả biến 1.704.500 966.500 738.000 5. Số dư đảm phí 730.500 592.000 138.500 6. Định phí trực tiếp 322.500 195.000 127.500 7. Số dư bộ phận 408.000 397.000 11.000 8. Định phí chung 305.000 9. Lợi nhuận 103.000

Nhận xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí thì cửa hàng B đã rạo ra mức lợi nhuận bộ phận là 11.000, để đóng góp lợi nhuận của toàn doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là cửa hàng B góp phần trang trải chi phí cố định chung của toàn doanh nghiệp. Vì vậy quyết định ngừng hoạt động của cửa hàng B là chưa nên thực hiện. Doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của B.

4. Nếu ngừng hoạt động của cửa hàng B thì doanh nghiệp sẽ mất đi số dư bộ phận là 11.000, và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm đi nhiều nhất là 11.000.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 184 - 188)