Phương pháp này thường được vận dụng trong các dn sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất liên tục qua nhiều bước chế biến. Sản phẩm được tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất thường có đặc điểm:
- Sản phẩm thường đồng nhất, do sản xuất đại trà với khối lượng lớn nên tất cả sản phẩm có cùng hình thái, kích thước. Sản phẩm thường được sản xuất theo quy luật số lớn của nhu cầu xã hội. Ví dụ như ở các doanh nghiệp may, giầy dép, xi măng....
67
- Sản phẩm thường có giá trị không cao ví dụ đường, sữa, sách vở học sinh... đều có giá trị thấp
- Giá bán sản phẩm được xác đinh sâu khi sản xuất, do sản phẩm được doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất, rồi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Trong phương pháp tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất, người ta không xác định chi phí cho từng lô sản phẩm cụ thể nào, thay vào đó, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn hoặc từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp thường được tổ chức theo hai quy trình: Quy trình sản xuất liên tục và quy trình sản xuất song song.
- Quy trình sản xuất liên tục
Với quá trình sản xuất liên tục, hoạt động sản xuất diễn ra ở các phân xưởng, nguyên vật liệu chính là đầu vào của phân xưởng đầu tiên, sau đó chuyển sang phân xưởng 2 và cứ như cho tới phân xưởng cuối cùng tạo ra thành phẩm là kết quả của quá trình sản xuất.
Sơ đồ 3.1. Mô hình quá trình sản xuất liên tục
- Quy trình sản xuất song song
Với quá trình sản xuất song song, quá trình sản xuất diễn ra đồng thời tại các phân xưởng tạo ra các chi tiết của sản phẩm, sau đó mới lắp ráp ở phân xưởng cuối cùng tạo ra thành phẩm. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất song song phù hợp trong các ngành chế tạo ô tô, xe máy, thiết bị điện, thép, lọc dầu. Việc tập hợp chi phí theo từng phân xưởng, theo giai đoạn công nghệ góp phần tăng cường công tác hạch toán nội bộ.
Nguyên liệu chính Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Thành phẩm Các chi phí chế biến sản xuất phát sinh
68
Sơ đồ 3.2. Mô hình quá trình sản xuất song song