Các định mức chi phí trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 146 - 149)

Xây dựng định mức chi phí trong các doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị, công việc này đòi hỏi sự phức tạp và khó khăn mới có các định mức khoa học, tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế. Khi xây dựng định mức chi phí ngoài việc dựa trên những cơ sở khoa học đã trình bày trên còn dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp, yêu cầu thông tin quản lý, tính chất của sản phẩm, dịch vụ, đơn giá vật tư, đơn giá nhân công, nguồn hàng cung ứng để xây dựng định mức khoa học.

6.2.3.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giá thành sản xuất của nhiều loại sản phẩm. Do vậy để hạ giá thành sản phẩm các nhà quản trị cần tăng cường công tác kiểm soát chi phí này thông qua định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thường phụ thuộc vào 2 yếu tố:

- Số lượng nguyên vật liệu sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm . - Giá thực tế của 1 đơn vị sản phẩm.

Nguyên nhân chung tính toán định mức chi phí nguyên vật liệu, trước hết phải dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật về sản phẩm đó. Từ đó xác định số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ cần sử dụng, dự tính các vật liệu có khả năng thay thế. Khi xác dịnh số lượng vật liệu sử dụng cần dựa trên trình độ tay nghề của công nhân đối với sản phẩm cụ thể.

Khi xác định đơn giá vật liệu chính, vật liệu phụ tiêu dùng cho các loại sản phẩm cần căn cứ vào giá thực tế trên thị trường thu mua, phí vận chuyển, định mức hao hụt, nguồn cung ứng. Sau khi xác định được số lượng vật liệu và đơn giá ta xây dựng định mức chi phí vật liệu cho đơn vị sản phẩm:

Như vậy có 2 nhân tố ảnh hưởng đến định mức nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm: Số lượng vật liệu sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá thực tế của vật liệu. Bằng phương pháp loại trừ ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố đến sự tăng giảm định mức chi phí nguyên vật liệu.

Ví dụ 6.1: Doanh nghiệp X dự kiến sản xuất ra bàn làm việc ký hiệu B10. Định

mức nguyên vật liệu như sau: Định mức chi phí nguyên vật liệu cho

1 đơn vị sản phẩm =

Số lượng vật liệu tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm

x Đơn giá thực tế nguyên vật liệu

147

- Gỗ 0,2m3 cho 1 sản phẩm, đơn giá: 1triệu đồng/m3 - Sắt 2kg cho 1 sản phẩm, đơn giá: 15.000 đồng/kg - Sơn 0,2kg cho 1 sản phẩm, đơn giá: 35.000 đồng/ kg

Bài giải

Ta có:

Định mức gỗ cho 1 sản phẩm: 0,2 x 1.000.000 = 200.000 Định mức sắt cho 1 sản phẩm: 2 x 15.000 = 30.000 Định mức sơn cho 1 sản phẩm: 0,2 x 35.000 = 7.000

Vậy định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm B10 là: 237.000

6.2.3.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ thủ công. Ví dụ: công ty may thủ công. Do vậy để hạ giá thành sản phẩm các nhà quản trị cần tăng cường công tác kiểm soát chi phí này thông qua định mức chi phí nhân công trực tiếp. Mặt khác, định mức chi phí nhân công trực tiếp phụ thuộc nhiều vào quan điểm trả tiền công của chủ doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế của xã hội, nhận thức của người lao động. Nhưng nhìn chung định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm thường phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. - Giá thực tế của 1 đơn vị thời gian.

Nguyên tắc chung tính toán định mức chi phí nhân công trực tiếp, trước hết phải dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật về sản phẩm đó. Từ đó xác định lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra đơn vị sản phẩm. Khi xác định lượng thời gian cần thiết dựa trên trình độ tay nghề của từng loại công nhân đối với sản phẩm cụ thể. Đồng thời gắn với các điều kiện trung bình của môi trường làm việc có tính đến thời gian nghỉ ngơi của công nhân, thời gian bảo dưỡng máy móc, máy chạy không tải.

Khi xác định thời gian lao động cần thiết cho 1 đơn vị sản phẩm có thể dựa vào hệ thống bấm giờ tự động cho 1 sản phẩm hoàn thành. Hoặc chia sản phẩm thành từng thao tác khác nhau, sau đó xác định thời gian của mỗi thao tác và tổng hợp lại thành thời gian cần thiết tạo ra 1 sản phẩm.

Khi xác định đơn giá 1 đơn vị thời gian cần chú ý tới trình độ tay nghề của từng loại công nhân để thực hiện những thao tác đó. Xác định đơn giá của 1 đơn vị thời gian thường đi kèm các khoản phụ cấp nếu có, như bảo hiểm, trách nhiệm, độc hại... Sau khi xác định được lượng thời gian và đơn giá ta xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp cho đơn vị sản phẩm.

Định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1

đơn vị sản phẩm

=

Lượng thời gian cần thiết tiêu hao cho 1

đơn vị sản phẩm

x Đơn giá thực tế 1 đơn vị thời gian

148

Như vậy, có 2 nhân tố ảnh hưởng đến định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm: Lượng thời gian sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá thực tế của 1 đơn vị thời gian. Bằng phương pháp loại trừ ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm định mức chi phí nhân công trực tiếp

Ví dụ 6.2: Doanh nghiệp X dự kiến sản xuất ra bàn làm việc ký hiệu B10. Định

mức thời gian như sau:

- Thời gian sản xuất của công nhân bậc 3: 2 giờ, công nhân bậc 2: 1 giờ - Thời gian nghỉ ngơi của công nhân bậc 3: 10 phút, công nhân bậc 2: 5 phút - Đơn giá tiền công của công nhân bậc 3: 18.000 đồng, bậc 2: 16.000 đồng

Bài giải

- Tiền công của công nhân bậc 3: (18.000 x 2) + 3.000 = 39.000 - Tiền công của công nhân bậc 2: (15.000 x 1) + 1.250 = 16.250

Vậy định mức chi phí nhân công trực tiếp cho 1 sản phẩm B10 là 55.250

6.2.3.3. Định mức chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố của chi phí thường bao gồm phần định phí và biến phí. Do vậy, xây dựng định mức chi phí sản xuất chung cần gắn với từng yếu tố chi phí cụ thể. Đối với các yếu tố mang tính chất biến phí cần dựa vào các định mức cho 1 đơn vị sản phẩm. Các yếu tố mang tính chất định phí thường xác định phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Mặt khác xây dựng định mức chi phí sản xuất chung còn phụ thuộc vào đặc điểm chi phí trực tiếp của các doanh nghiệp, quy mô giới hạn hoạt động, yêu cầu quản lý của các cấp.

- Trường hợp chi phí sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí trực tiếp, có thể áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định, định mức biến phí sản xuất chung dựa trên định mức chi phí trực tiếp và tỷ lệ biến phí sản xuất chung so với chi phí trực tiếp.

- Trường hợp doanh nghiệp xác định được các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung một cách khoa học, hợp lý thì xác định định mức biến phí sản xuất chung trên cơ sở ước tính tổng chi phí sản xuất chung và dự toán tổng tiêu thức phân bổ, xác định đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung.

Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung =

Tổng biến phí sản xuất chung ước tính Tổng tiêu thức phân bổ

Định mức biến phí sản xuất chung cho 1 đơn

vị sản phẩm = Định mức chi phí trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm x Tỷ lệ biến phí sản xuất chung so với chi phí trực tiếp

Định mức biến phí sản

149

Định phí sản xuất chung thường là những chi phí không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Do vậy căn cứ vào mức định phí hàng kỳ và tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung ta xác định tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung.

Tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung =

Tổng định phí sản xuất chung Tổng tiêu thức phân bổ

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định mức chi phí sản xuất chung ta kết hợp phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp.

Bên cạnh các định mức chi phí sản xuất, trong doanh nghiệp còn các định mức chi phí bán hàng và định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thường mang tính chất biến phí và định phí, do vậy cách xây dựng định mức và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định mức tương tự như chi phí sản xuất chung.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)