Thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 103 - 105)

Trong thực tế chi phí biến đổi của các doanh nghiệp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, hoa hồng bán hàng và các biến phí khác. Thông thường theo sự phát triển của thời gian các biến phí sản xuất sản phẩm tăng. Như giá mua các yếu tố đầu vào nguyên liệu, nhân công đều tăng, hoa hồng bán hàng cho các đại lý tăng. Khi biến phí tăng thường dẫn tới chất lượng sản phẩm tăng, sản lượng tiêu thụ tăng và doanh thu thay đổi. Trong một số trường hợp đặc biệt khi chi phí biến đổi giảm thì chất lượng sản phẩm có xu hướng giảm, khi doanh nghiệp thu mua nguồn cung ứng nguyên vật liệu không đảm bảo các yêu cầu của nhà sản xuất. Do vậy khi thay đổi chi phí biến đổi hoặc vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần phân tích để chọn phương án tối ưu nhất.

Ví dụ 4.11: Cũng theo ví dụ 4.10, công ty vẫn tiêu thụ 500 sản phẩm/tháng trên

thị trường truyền thống. Phòng kế hoạch sản xuất dự tính mua nguyên vật liệu rẻ hơn, do đó biến phí giảm 35.000 đồng/ sản phẩm. Dự tính số lượng tiêu thụ giảm 100 sản phẩm/ tháng. Hãy phân tích chi phí để cho biết doanh nghiệp có nên thực hiện kế hoạch mua vật liệu rẻ không?

Chỉ tiêu 500 sản phẩm 400 sản phẩm Chênh

lệch

Tiền % Tổng Tiền % Tổng

1. Doanh thu 250 100 125.000 250 100 100.000 - 25.000 2. Chi phí biến đổi 150 60 75.000 115 46 46.000 - 29.000 3. Số dư đảm phí 100 40 50.000 135 54 54.000 4.000

4. Chi phí cố định 35.000 35.000 -

104

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy biến phí đơn vị sản phẩm thay đổi làm cơ cấu chi phí thay đổi theo trong khi giá bán không đổi. Tỷ lệ định phí cao hơn biến phí. Tuy nhiên, do chất lượng sản phẩm giảm nên số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng so với trước kia là 4.000. Nguyên nhân của sự tăng này là do tốc độ giảm của chi phí khả biến nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu. Doanh nghiệp có thể chấp nhận phương án này nếu mục tiêu đầu tiên là lợi nhuận. Trong trường hợp doanh nghiệp coi trọng uy tín và chất lượng sản phẩm cho sự phát triển dài hạn của mình thì cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định.

Ví dụ 4.12: Tài liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

X xây dựng theo một trong hai phương án sau:

Chỉ tiêu Phƣơng án 1 Phƣơng án 2

1. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ (sản phẩm) 1.000 2.000 2. Đơn giá bán sản phẩm (1.000 đồng) 50.000 50.000 3. Biến phí sản xuất đơn vị (1.000 đồng) 25.000 31.000 4. Biến phí bán hàng đơn vị (1.000 đồng) 5.000 5.000 5. Biến phí quản lý đơn vị (1.000 đồng) 3.000 3.000 6. Định phí bán hàng (1.000 đồng) 8.000.000 8.000.000 7. Định phí quản lý (1.000 đồng) 5.000.000 5.000.000

Doanh nghiệp có ý định mua nguyên vật liệu có giá trị tốt hơn làm biến phí sản xuất đơn vị tăng 6.000 đồng/sản phẩm, nhằm làm tăng chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo không thay đổi giá bán. Do chất lượng tăng thì số lượng tiêu thụ tăng gấp đôi.

Yêu cầu: Phân tích chi phí để doanh nghiệp chọn phương án tốt nhất?

Bài giải

ĐVT: 1.000 đồng

Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến theo các phương án:

Chỉ tiêu Phƣơng án 1 Phƣơng án 2 Chênh lệch

1. Doanh thu tiêu thụ 50.000 100.000 50.000 2. Chi phí khả biến 33.000 78.000 45.000 a. Biến phí sản xuất 25.000 62.000 37.000 b. Biến phí bán hàng 5.000 10.000 5.000 c. Biến phí quản lý doanh nghiệp 3.000 6.000 3.000 3. Số dư đảm phí 17.000 22.000 5.000 4. Chi phí cố định 13.000 13.000 - a. Định phí bán hàng 8.000 8.000 - b. Định phí quản lý 5.000 5.000 - 5. Lợi nhuận 4.000 9.000 5.000

105

Nhận xét: Qua số liệu trên, mặc dù thay đổi nguyên vật liệu nhưng doanh nghiệp không làm tăng giá bán của sản phẩm và chất lượng sản phẩm tăng. Điều này làm người tiêu dùng hài lòng dẫn đến lượng tiêu thụ tăng gấp đôi, khi đó lợi nhuận tăng thêm 5.000. Vì vậy doanh nghiệp nên chọn phương án mua vật liệu mới.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)