Quyết định có nên chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng đặc biệt

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 182 - 184)

Bình thường các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch ở các thị trường truyền thống. Khi doanh nghiệp muốn phát triển cần khai thác ở những thị trường mới, do vậy các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị thường chiếm tỷ trọng đáng kể. Trong trường hợp nếu có đơn đặt hàng đặc biệt thì doanh nghiệp có thể chấp nhận dễ dàng khi đơn giá bằng hoặc cao hơn đơn giá thông thường. Nhưng nếu chấp nhận với đơn giá thấp hơn thì lợi nhuận ngắn hạn có thể tăng nhưng về lâu dài thì lợi nhuận có thể giảm và ảnh hưởng tới các yếu tố khác. Trong những tình huống như vậy cần phân tích thận trọng các nhân tố tác động tới lợi nhuận doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định đúng đắn cần căn cứ vào những điểm sau:

- Khách hàng thuộc thị trường truyền thống hay thị trường mới? - Máy móc thiết bị sản xuất đã hết công suất chưa?

183

- Đơn đặt hàng phải có lợi nhuận, mối quan giữa chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định bắt buộc.

- Khả năng sản xuất của doanh nghiệp.

Ví dụ 7.4: Có tài liệu sau về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại công ty A

trong năm N như sau:

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Tổng số 1 sản phẩm

1. Số sản phẩm sản xuất và tiêu thụ năm N 50.000 (sản phẩm)

2. Doanh thu tiêu thụ 6.250.000 125

3. Giá vốn hàng bán 4.000.000 80

4. Lợi nhuận gộp 2.250.000 45

5. Chi phí hoạt động 1.100.000 22

6. Lợi nhuận trước thuế 1.150.000 23

7. Định phí sản xuất chung 2.000.000

8. Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 600.000 9. Năng lực sản xuất tối đa một năm 70.000 (sản phẩm)

Giả sử doanh nghiệp ký một đơn đặt hàng ở thị trường mới, với số lượng 10.000 sản phẩm với giá 50.000 đồng/sản phẩm và giao tại nơi sản xuất. Công ty phải chi cho việc ký kết hợp đồng là 30.000.000 đồng.

Yêu cầu: Phân tích xem doanh nghiệp có nên nhận đơn hàng này không?

Bài giải

Biến phí sản xuất 1 sản phẩm = (Giá vốn hàng bán – Định phí sản xuất chung)/ Số lượng sản xuất = (4.000.000 – 2.000.000)/50.000 = 40/ 1 sản phẩm

Biến phí ngoài sản xuất 1 sản phẩm = (Chi phí hoạt động – Định phí hoạt động)/ Số lượng tiêu thụ = (1.100.000 – 600.000)/50.000 = 10 / 1 sản phẩm

Tổng biến phí 1 sản phẩm = 40 + 10 = 50

Như vậy, số dư đảm phí tăng thêm khi nhận đơn hàng là: (50 – 50) x 10.000 = 0

Do chi phí tăng thêm 30.000 nên lợi nhuận của công ty tăng thêm là: 0 – 30.000 = -30.000

184

Chỉ tiêu

Tiêu thụ thị trƣờng truyền thống (50.000 sản phẩm)

Tiêu thụ thêm đơn hàng mới (60.000 sản phẩm) Chênh lệch 1. Doanh thu 6.250.000 6.750.000 500.000 2. Chi phí khả biến 2.500.000 3.000.000 500.000 a. Biến phí sản xuất 2.000.000 2.400.000 400.000 b. Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 500.000 600.000 100.000 3. Số dư đảm phí 3.750.000 3.750.000 0 4. Chi phí cố định 2.600.000 2.630.000 30.000 5. Lợi nhuận 1.150.000 1.120.000 -30.000

Nhận xét: Giá mua của đơn đặt hàng mới đưa ra là thấp so với giá bán hiện tại trên thị trường truyền thống của công ty. Vì lợi nhuận bị lỗ là 30 triệu đồng, do vậy công ty không nên chấp nhận đơn đặt hàng này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 182 - 184)