Nghĩa của các phƣơng pháp xác định chi phí

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 60 - 61)

Xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị trong việc đưa ra mọi quyết định kinh doanh. Mặt khác, đây là nội dung quan trọng của các chuyên gia kế toán trong tất cả mọi loại hình doanh nghiệp. Mục đích xác định chi phí nhằm cung cấp thông tin về giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho nhà quản trị để điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh như:

- Định giá bán sản phẩm cho phù hợp với thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo được sự cạnh tranh phát triển bền vững.

- Định giá hàng tồn kho cuối kỳ có căn cứ để lập kế hoạch thu mua hàng tồn kho cho phù hợp.

- Xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và kết quả kinh doanh trong các bộ phận và toàn doanh nghiệp một cách chính xác.

- Ứng xử các tình huống và đưa ra các quyết định hàng ngày.

Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau, do vậy nhiều khoản chi phí phát sinh cũng khác nhau, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Trong thực tế các doanh nghiệp thường vận dụng một trong hai hệ thống phương pháp xác định chi phí dưới đây:

- Phương pháp xác định chi phí truyền thống: Theo hệ thống phương pháp này bao gồm phương pháp xác định chi phí theo công việc (hay gọi là đơn đặt hàng), ghi chép lại một cách chi tiết thông tin của từng sản phẩm riêng biệt hoặc từng nhóm nhỏ sản phẩm tương tự như nhau. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

61

(theo công nghệ), theo từng phân xưởng sản xuất khi sản phẩm được chuyển từ phân xưởng sản xuất này qua phân xưởng sản xuất khác.

- Phương pháp xác định chi phí hiện đại: Hệ thống phương pháp này thường bao gồm phương pháp xá định chi phí theo hoạt động, xác định chi phí theo mục tiêu.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 60 - 61)