Nội dung của báo cáo sản xuất

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 74)

Báo cáo sản xuất thường được lập cho các phân xưởng, đội sản xuất gồm 3 phần: - Phần 1: Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương (Sản lượng tương đương).

- Phần 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị (giá thành đơn vị). - Phần 3: Cân đối chi phí sản xuất.

Sau đây là chi tiết của từng phần:

a. Phần 1: Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương (Sản lượng tương đương)

Phần kê khai sản lượng tương đương nhằm phản ánh kết quả sản xuất của những phân xưởng và xác định sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Phần xác định sản lượng tương đương phụ thuộc vào các phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho

* Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp trung bình trọng (bình quân cả kỳ) Theo phương pháp trung bình trọng, sản lượng tương đương của phân xưởng được tính theo công thức:

Sản lượng tương đương = Sản lượng của sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong đó:

75

Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ =

Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x

Tỷ lệ % hoàn thành Như vậy, theo phương pháp này thì chỉ cần xác định sản lượng dở dang cuối kỳ thành sản lượng tương đương, không cần xét đến sản lượng sản phẩm dở dang đầy kỳ, avf coi sản phẩm dở dang đầu kỳ luôn luôn hoàn thành trong kỳ hiện tại nên không cần quy đổi. Do vậy, phương pháp này độ chính xác không cao, không thuận tiện cho quá trình tính toán.

* Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) Với phương pháp nhập trước – xuất trước, sản lượng tương đương của phân xưởng được tính theo công thức sau:

Sản lượng tương đương = Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ + Sản lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ + Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong đó: Sản lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ = Sản lượng của sản phẩm hoàn thành trong kỳ - Sản lượng của sản phẩm dở dang đầu kỳ Hoặc: Sản lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn

thành trong kỳ = Sản lượng của sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ - Sản lượng của sản phẩm dở dang cuối kỳ Và: Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ = Sản lượng của sản phẩm dở dang đầu kỳ x Tỷ lệ % chưa hoàn thành Và: Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ = Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Tỷ lệ % hoàn thành

Theo phương pháp này thì sản lượng tương đương trong kỳ của phân xưởng bao gồm sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do vậy phương pháp này phản ánh độ chính xác cao hơn phương pháp trung bình trọng.

Ví dụ 3.3: Hãy xác định sản lượng tương đương theo phương pháp trung bình

trọng và phương pháp nhập trước xuất trước cho phân xưởng X. Cho biết tài liệu về kết quả sản xuất trong kỳ như sau:

76 Chỉ tiêu Số lƣợng (cái) Tỷ lệ hoàn thành (%) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung

1. Khối lượng dở dang đầu kỳ 2.000 100 60 70 2. Khối lượng mới đưa vào sản xuất trong kỳ 8.000

3. Khối lượng hoàn thành trong kỳ 7.500

4. Khối lượng dở dang cuối kỳ 2.500 80 50 60

Bảng tính sản lượng tương đương theo hai phương pháp như sau:

Chỉ tiêu Số lƣợng (cái) Sản lƣợng tƣơng đƣơng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung A - Phƣơng pháp trung bình trọng

1. Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 7.500 7.500 7.500 7.500 2. Sản lượng tương đương sản phẩm dở dang

cuối kỳ 2.500

a) Chi phí nguyên vật liệu (2.500 x80%) 2.000

b) Chi phí nhân công trực tiếp (2.500 x 50%) 1.250

c) Chi phí sản xuất chung (2.500 x 60%) 1.500 3. Cộng sản lượng tương đương (3 = 1+ 2) 10.000 9.500 8.750 9.000

B- Phƣơng pháp FIFO

1. Sản lượng tương đương sản phẩm dở dang

đầu kỳ 2.000

a) Chi phí nguyên vật liệu

b) Chi phí nhân công trực tiếp (2.000 x 40%) 800

c) Chi phí sản xuất chung (2.000 x 30%) 600 2. Sản lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất

và hoàn thành trong kỳ 5.500 5.500 5.500 5.500 3. Sản lượng tương đương sản phẩm dở dang

cuối kỳ 2.500

a) Chi phí nguyên vật liệu (2.500 x 80%) 2.000

b) Chi phí nhân công trực tiếp (2.500 x 80%) 1.250

c) Chi phí sản xuất chung (2.500 x 60%) 1.500 4. Cộng sản lượng tương đương (4 = 1+2+3) 10.000 7.500 7.550 7.600

77

Theo kết quả được trình bày trong bảng trên, chúng ta thấy sản lượng tương đương tính theo hai phương pháp không bằng nhau, hơn nữa sản lượng tương đương tính theo phương pháp FIFO nhỏ hơn khi tính theo phương pháp trung bình trọng.

b. Phần 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm.

Phần tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm nhằm phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất phải tính trong kỳ ở từng phân xưởng rồi từ đó tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trình tự lập phần này như sau:

- Theo phương pháp trung bình trọng tổng hợp chi phí sản xuất gồm hai bộ phận: Chi phí của sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất của sản phẩm phát sinh trong kỳ.

- Theo phương pháp nhập trước xuất trước tổng hợp chi phí sản xuất chỉ gồm các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

- Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm hoặc giá thành g xuất phân xưởng sản phẩm bằng cách lấy chi phí đã tổng hợp theo từng yếu tố chi phí chia theo sản lượng tương đương theo từng yếu tố. Từ đó tổng hợp các chi phí đơn vị tính theo từng yếu tố ta được chi phí đơn vị của sản phẩm hoàn thành chuyển đi.

c. Phần 3: Cân đối chi phí sản xuất

Phần cân đối chi phí sản xuất thường phản ánh hai nội dung như sau:

- Chỉ rõ nguồn chi phí bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ - Chỉ rõ phần phân bổ chi phí như thế nào cho sản phẩm đã hoàn thành, chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Việc cân đối chi phí sản xuất cũng được thực hiện tương ứng với hai phương pháp xác định sản lượng tương đương. Phần nguồn chi phí, cả hai phương pháp đều được xác định giống nhau. Phần phân bổ chi phí, cách phân bổ chi phí phụ thuộc vào từng phương pháp xác định sản lượng tương đương cụ thể:

- Phương pháp trung bình trọng phân bổ chi phí cho hai bộ phận:

+ Sản lượng sản phẩm chuyển đi, chi phí phân bổ cho bộ phận này được xác định theo công thức:

Sản phẩm chuyển đi x Chi phí đơn vị phân xưởng

+ Sản lượng tương đương dở dang cuối kỳ, chi phí phân bổ cho bộ phận này được xác định theo từng yếu tố sản xuất rồi tổng hợp lại theo công thức:

Sản phẩm tương đương x Chi phí đơn vị theo từng yếu tố - Phương pháp FIFO phân bổ chi phí sản xuất cho ba bộ phận:

+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất phải tiếp tục để kết tinh vào để hoàn tất sản lượng này, được xác định theo từng yếu tố sản xuất rồi tổng hợp lại. Cách tính tương tự đối với sản lượng dở dang cuối kỳ ở phương pháp trung bình trọng:

78

Sản phẩm hoàn tất x Chi phí đơn vị phân xưởng

+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ, chi phí phân bổ cho sản lượng này cũng được xác định tương tự như đối với sản lượng dở dang cuối kỳ ở phương pháp trung bình trọng

Ví dụ 3.4: Công ty Bình Minh sản xuất một loại sản phẩm qua 2 phân xưởng 1 và

2. Nguyên vật liệu trực tiếp được đưa vào sản xuất ngay từ phân xưởng 1, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh đồng thời với quá trình sản xuất. Mức phân bổ chi phí sản xuất chung là 150% của chi phí nhân công trực tiếp. Tài liệu về chi phí sản xuất và sản phẩm vật chất ở phân xưởng 1 như sau:

- Sản lượng sản phẩm:

+ Sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ: 200 sản phẩm (tỷ lệ hoàn thành của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 100%, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 30%).

+ Sản lượng sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ: 1.800 sản phẩm. + Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: 1.800 sản phẩm.

+ Sản lượng dở dang cuối kỳ: 200 sản phẩm (tỷ lệ hoàn thành của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 100%, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 40%).

- Các khoản chi phí như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

+ Chi phí dở dang đầu kỳ: 1.400 trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 900, chi phí nhân công trực tiếp 200, chi phí sản xuất chung: 300.

+ Chi phí phát sinh trong kỳ: 40.300 trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18.300, chi phí nhân công trực tiếp 8.800, chi phí sản xuất chung: 13.200.

Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất theo hai phương pháp trung bình trọng và nhập trước xuất trước

79

Bài giải

Báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình trọng:

Chỉ tiêu Số lƣợng Sản lƣợng tƣơng đƣơng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung I. Kê khai sản lƣợng và sản lƣợng tƣơng

đƣơng

1. Sản lượng sản phẩm hoàn thành 1.800 1.800 1.800 1.800 2. Sản lượng tương đương của sản phẩm dở

dang cuối kỳ 200 200 80 80

3. Cộng = (1) + (2) 2.000 2.000 1.880 1.880

II. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm

1. Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu

kỳ 1.400 900 200 300

2. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 40.300 18.300 8.800 13.200 3. Cộng chi phí sản xuất (3 = 1+2) 41.700 19.200 9.000 13.500 4. Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm = 3 (II)/

3(I) 21,57 9,6 4,79 7,18

III. Cân đối chi phí sản xuất

1. Nguồn chi phí đầu vào

a. Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu

kỳ 1.400 900 200 300

b. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 40.300 18.300 8.800 13.200 2. Cộng nguồn chi phí sản xuất 41.700 19.200 9.000 13.500 3. Phân bổ chi phí sản xuất cho

a. Chi phí cho sản phẩm hoàn thành (1.800

x 21,57) 38.826 1.800 1.800 1.800 b. Chi phí dở dang cuối kỳ 2.880

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.920 200

- Chi phí nhân công trực tiếp 383,2 80

- Chi phí sản xuất chung 574,4 80 Cộng chi phí sản xuất (a+b) 41.703,6

80

Báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước:

Chỉ tiêu Sản lƣợng Sản lƣợng tƣơng đƣơng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung I. Kê khai sản lƣợng và sản lƣợng tƣơng

đƣơng

1. Sản lượng tương đương của sản phẩm dở

dang đầu kỳ 200 140 140

2. Sản lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn

thành trong kỳ 1.600 1.600 1.600 1.600 3. Sản lượng tương đương của dở dang cuối kỳ 200 200 80 80 4. Cộng sản lượng tương đương = (1) + (2) +

(3) 2.000 1.800 1.820 1.820

II. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm

1. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 40.300 18.300 8.800 13.200 2. Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm 22,26 10,17 4,84 7,25

III. Cân đối chi phí

1. Nguồn chi phí 41.700 a. Chi phí dở dang đầu kỳ 1.400 b. Chi phí phát sinh 40.300 2. Chi phí phân bổ cho:

a. Chi phí dở dang đầu kỳ

- Kỳ trước: 1.400

- Kỳ này:

+ Chi phí nhân công trực tiếp (140 x 4,84) 677,6 80

+ Chi phí sản xuất chung (140 x 7,25) 1.015 80

Cộng 3.092,6

b. Bắt đầu hoàn tất và hoàn thành trong kỳ

(1.600 x 22,26) 35.616 1.600 1.600 1.600 c. Chi phí dở dang cuối kỳ 3.011,60

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (200 x

10,17) 2.034 200

- Chi phí nhân công trực tiếp (80 x 4,84) 387,2 80

- Chi phí sản xuất chung (80 x 7,25) 580 80

Cộng 3.001,2

81

So sánh báo cáo sản xuất lập theo phương pháp trung bình trọng và phương pháp nhập trước xuất trước: Hai phương pháp lập báo cáo sản xuất như trên cung cấp các thông tin về chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm gần giống nhau. Những điểm khác nhau của hai phương pháp trung bình trọng và nhập trước xuất trước được trình bày ở bảng so sánh dưới đây:

Bảng 3.2. So sánh phƣơng pháp trung bình trọng và phƣơng pháp FIFO Phƣơng pháp trung bình trọng Phƣơng pháp FIFO

A. Kê khai sản lượng và xác định sản

lượng tương đương A. Kê khai sản lượng và xác định sản lượng tương đương - Sản lượng tương đương thực hiện trong

kỳ gồm hai bộ phận:

- Sản lượng tương đương thực hiện trong kỳ gồm ba bộ phận:

+ Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ

+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

+ Sản lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ

+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

B. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm

B. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm

- Tổng hợp chi phí sản xuất gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ

- Tổng hợp chi phí sản xuất gồm chi phí phát sinh trong kỳ

- Căn cứ để tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm gồm sản lượng hoàn thành và phần trăm hoàn thành của sản lượng dở dang cuối kỳ. Sản lượng dở dang đầu kỳ được xem là mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ không tính tới

- Căn cứ để tính chi phí đơn vị gồm mức độ hoàn thành phải làm để hoàn tất sản lượng dở dang đầu kỳ, sản lượng mới đưa vào sản xuất trong kỳ và phần trăm hoàn thành của sản lượng dở dang cuối kỳ

- Chi phí sản xuất đơn vị bao gồm cả chi phí của kỳ trước

- Chi phí sản xuất đơn vị gồm các yếu tố chi phí phát sinh ở kỳ hiện tại

C. Cân đối chi phí C. Cân đối chi phí

- Tất cả sản lượng chuyển đi đều được xem như nhau, không phân biệt nguồn gốc và được tính theo cùng một giá trị chi phí đơn vị

- Sản lượng chuyển đi được xác định theo hai nhóm nguồn chính

+ Sản lượng dở dang đầu kỳ

+ Mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ

- Mỗi nhóm được tính với chi phí khác nhau

Xét ở góc độ kiểm soát chi phí thì phương pháp FIFO được đánh giá cao hơn vì phương pháp này chỉ chú trọng các chi phí của kỳ hiện hành. Phương pháp trung bình trọng sử dụng cả chi phí của kỳ trước cho nên chi phí đơn vị của kỳ này chịu ảnh hưởng của chi phí kỳ trước.

82

BÀI TẬP Bài tập 3.1.

Tháng 6/200N ở công ty XYZ có tình hình như sau: 1. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 6:

- Chi phí NVL trực tiếp: 220.000.000 đồng. - Chi phí nhân công trực tiếp: 60.800.000 đồng. - Chi phí sản xuất chung phân bổ: 105.700.000 đồng.

2. Chi phí sản xuất dở dang ngày 01/06: 10.000 sản phẩm trị giá 32.500.000 đồng trong đó:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (mức độ hoàn thành 100%): 25.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)