Quyết định nên tiếp tục chế biến hay bán ngay bán thành phẩm

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 191 - 200)

Đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm mà tại một số giai đoạn công nghệ sản xuất có thể có các bán sản phẩm (sản phẩm) mà bên ngoài chấp nhận tiêu thụ hoặc doanh nghiệp tiếp tục sản xuất tạo ra thành phẩm cuối cùng sau đó mới mang ra thị trường tiêu thụ. Ví dụ, các công ty dệt may, công ty hóa dầu... Trong các trường hợp như vậy, các nhà quản trị kinh doanh cần phải quyết định bán, bán thành phẩm hay tiếp tục quá trình sản xuất ra thành phẩm rồi mới bán. Điểm này gọi là điểm rẽ. Từ điểm rẽ mỗi loại sản phẩm có thể được xử lý khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp. Song để đưa ra quyết định chính xác cho quá trình tiếp tục chế biến sản phẩm hay bán bán thành phẩm cần dựa trên những cơ sở khoa học sau:

- Lợi nhuận thu về của từng phương án.

- Khả năng tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

- Khả năng tiêu thụ bán sản phẩm, sản phẩm cuối cùng.

- Chất lượng của sản phẩm tác động đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp...

Ví dụ 7.9: Công ty dệt may Thành Công chuyên sản xuất vải hoa và vải kẻ. Có

tài liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty sau 1 kỳ hoạt động (ĐVT: ngàn đồng) - Tại điểm rẽ, số lượng vải hoa là 1.000 m và vải kẻ là 1.500 m. Tổng giá thành của chúng là 1.200.000. Giá bán đơn vị sản phẩm của vải hoa là 950/m và của vải kẻ là 700/m.

- Nếu chế biến thêm rồi mới bán thì:

+ Chi phí chế biến thêm của vải hoa là 200/m và của vải kẻ là 120/m. + Giá bán đơn vị của vải hoa là 1.130/m, của vải kẻ là 910/m.

+ Giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm tỷ lệ với doanh thu tiêu thụ.

Yêu cầu: Cho biết doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất quần áo hay bán ngay bán thành phẩm vải hoa, vải kẻ

Bài giải

Ta tiến hành lập bảng phân tích:

Chỉ tiêu Tổng Vải hoa Vải kẻ

1m Tổng 1m Tổng 1. Sau điểm rẽ a. Doanh thu 2.000.000 950 950.000 700 1.050.000 b. Giá thành sản xuất 1.200.000 570 570.000 420 630.000 c. Lợi nhuận gộp 800.000 380 380.000 280 420.000 2. Sản xuất tiếp

a. Doanh thu tăng thêm 495.000 180 180.000 210 315.000 b. Chi phí tăng thêm 380.000 200 200.000 120 180.000 c. Lợi nhuận gộp tăng (giảm) thêm 115.000 -20 -20.000 90 135.000

192

Nhận xét: Qua bảng tính tổng hợp này, ta thấy tổng lợi nhuận gộp của toàn doanh nghiệp tăng thêm là 115.000.000 đồng nếu tiếp tục sản xuất

Tuy nhiên xét chi tiết từng bán thành phẩm, nếu tiếp tục sản xuất vải hoa thì thu nhập tăng thêm không đủ bù đắp chi phí phát sinh và bị lỗ 20.000.000 đồng. Còn với vải kẻ thì khi tiếp tục sản xuất thì lợi nhuận tăng thêm 90.000 đồng/m hay 135.000.000 đồng. Vì vậy doanh nghiệp nên quyết định tiếp tục sản xuất vải kẻ và nên tiêu thụ ngay khi còn là bán thành phẩm đối với vải hoa.

BÀI TẬP Bài tập 7.1.

Công ty điện tử HASICO chuyên sản xuất và lắp ráp ti vi. Giám đốc công ty dự định ngừng sản xuất bao bì và đưa ra quyết định mua ngoài rẻ hơn. Giá mua ngoài của nhà cung cấp A là 90.000 đồng/sản phẩm, trong khi tự sản xuất phải tiêu hao 115.000 đồng/sản phẩm. Theo phòng kinh doanh cung cấp mỗi năm công ty sử dụng hết 60.000 sản phẩm. Nếu mua ngoài sẽ tiết kiệm được một nguồn kinh phí đáng kể. Các máy móc thiết bị của phân xưởng sản xuất bao bì đã hư hỏng cần được thay thế mới tiếp tục sản xuất. Phòng kinh doanh đưa ra 2 phương án sau để lựa chọn:

- Phương án 1: Mua thiết bị mới để sản xuất bao bì, chi phí mua mới là 4.050.000.000 đồng, thời gian sử dụng 6 năm, chi phí khấu hao được xác định theo phương pháp bình quân, không có giá trị tận dụng.

- Phương án 2: Mua bao bì của nhà cung cấp A với giá 90.000 đồng/sản phẩm. Khi mua thiết bị mới hiện đại đã làm giảm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khả biến 30%. Công suất của thiết bị mới là 90.00 sản phẩm/năm. Các thông tin liên quan đến thiết bị cũ như sau:

Chỉ tiêu Số tiền (đồng)

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị sản phẩm 51.750 2. Chi phí nhân công trực tiếp đơn vị sản phẩm 30.000 3. Chi phí sản xuất chung khả biến đơn vị sản phẩm 7.500 4. Chi phí quản lý hành chính đơn vị sản phẩm 14.000 5. Chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất đơn vị sản phẩm 8.000 6. Lương nhân viên phân xưởng đơn vị sản phẩm 3.750

7. Cộng chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm 115.000

193

1. Nếu nhu cầu sử dụng của công ty hàng năm là 60.000 sản phẩm, thì giám đốc chọn phương án nào?

2. Nếu nhu cầu sử dụng của công ty hàng năm là 90.000 sản phẩm thì giám đốc chọn phương án nào?

Bài tập 7.2.

Công ty dệt may Thăng Long sản xuất vải kẻ qua 3 công đoạn. Phân xưởng 1 dệt thành vải mộc, phân xưởng 2 tẩy thành vải trắng, phân xưởng 3 nhuộm thành vải kẻ. Giám đốc công ty đang nghiên cứu phương án bán ngay bán thành phẩm hay tạo ra sản phẩm cuối cùng sau mới bán:

- Nếu bán ngay sản phẩm ở dạng vải mộc thì lợi nhuận thu được như sau: + Giá bán 1m2 vải: 11.250 đồng.

+ Chi phí toàn bộ 1m2 vải: 9.000 đồng. + Lợi nhuận 1m2 vải: 2.500 đồng.

- Nếu tiếp tục sản xuất từ vải mộc sang vải tẩy trắng phải tốn thêm các khoản chi phí chế biến:

+ Chi phí chế biến 1m2 vải mộc thành vải tẩy: 1.500 đồng. + Giá bán 1m2 vải tẩy: 13.250 đồng.

- Nếu tiếp tục sản xuất từ vải tẩy trắng sang vải kẻ phải tốn thêm các khoản chi phí chế biến:

+ Chi phí chế biến 1m2 vải tẩy trắng thành vải kẻ: 4.500 đồng. + Giá bán 1m2 vải kẻ: 16.000 đồng.

Yêu cầu: Hãy tư vấn cho bán giám đốc quyết định bán ngay trong các giai đoạn vải mộc, vải trắng hay vải kẻ?

Bài tập 7.3.

Công ty sản xuất đồ hộp MAQUY chuyên sản xuất đồ hộp thịt lợn. Công ty có thể bán ngay thịt lợn tươi hoặc chế biến thành đồ hộp. Giám đốc công ty đang nghiên cứu phương án bán ngay thịt lợn hay tiếp tục sản xuất đồ hộp sau mới bán

- Nếu bán ngay thịt lợn tươi thì lợi nhuận thu được như sau: + Giá bán 1kg thịt lơn tươi: 50.000 đồng.

+ Chi phí toàn bộ 1kg thị lợn tươi: 45.000 đồng. + Lợi nhuận 1kg thịt lợn tươi: 5.000 đồng.

- Nếu tiếp tục sản xuất thành đồ hộp mới bán phải tốn thêm các khoản chi phí chế biến như sau:

+ Cứ 3kg thịt lợn tươi chế biến thành 2kg thịt lợn hộp. + Chi phí chế biến 1kg thịt lợn hộp: 4.500 đồng. + Giá bán 1 kg thịt lợn hộp: 65.000 đồng.

194

- Thị trường tiêu thụ của công ty mỗi ngày khoảng 5.000 kg thịt lợn tươi, mỗi tháng khoảng 15.000 kg thịt lợn hộp. Khả năng đáp ứng của công ty mỗi ngày khoảng 7.000 kg thịt lợn tươi.

Yêu cầu:

1. Hãy tư vấn cho bán giám đốc quyết định bán ngay thịt lợn tươi hay tiếp tục sản xuất thành đồ hộp sau đó mới bán?

2. Hãy xác định cơ cấu tiêu thụ hợp lý nhằm khai thác hết khả năng sản xuất của doanh nghiệp?

Bài tập 7.3.

Có tài liệu sau về tình hình sản xuất sản phẩm tại công ty A sau một kỳ hoạt động như sau:

Chỉ tiêu sản xuất 50.000 sản phẩm 1 sản phẩm

1. Doanh thu tiêu thụ 12.500.000 250

2. Giá vốn hàng bán 8.000.000 160

3. Lợi nhuận gộp 4.500.000 90

4. Chi phí hoạt động 2.200.000 44

5. Lợi nhuận trước thuế 2.300.000 46

6. Định phí sản xuất chung 4.000.000

7. Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 1.200.000

8. Năng lực sản xuất 55.000 sản phẩm

Giả sử khách hàng muốn mua 10.000 sản phẩm với gián 100.000/thùng và giao tại kho. Công ty phải chi cho người môi giới là 100.000.000. Biết khách hàng mới không cùng thị trường với khách hàng thường xuyên và công ty không có ý định hợp tác lâu dài. Vì vậy nếu bán giá thấp cũng không ảnh hưởng đến lãi của năm tiếp theo.

Yêu cầu: Hãy cho biết có nên nhận đơn hàng này không và nếu có thì lợi nhuận khi thực hiện đơn hàng này sẽ tăng giảm bao nhiêu?

Bài tập 7.4.

Nhà hàng “Nổi tiếng” thuộc Công ty Ngân Anh mua một lò nướng pizza cách đây hai năm với giá 180.000.000 đồng. Lò nướng này có thể sử dụng hữu ích thêm một năm nữa. Lò nướng này được khấu hao theo phương pháp bình quân. Nhà hàng có thể mua một lò nướng bánh mới có giá 40.000.000 đồng và có thời gian sử dụng hữu ích trong một năm. Việc đưa lò bánh này vào hoạt động sẽ tiết kiệm được cho công ty 52.000.000 đồng chi phí hoạt động hàng năm (so với việc sử dụng lò nướng cũ).

Giám đốc nhà hàng quyết định không mua lò nướng mới vì ông ta cho rằng việc mua lò nướng mới sẽ gây thiệt hại cho công ty 8.000.000 đồng cho năm tới.

Yêu cầu:

1. Theo bạn, quản lý nhà hàng tính toán thế nào để có được mức lỗ 48.000.000 đồng trong năm tới nếu lò nướng pizza được mua?

195

2. Bạn hãy đánh giá về cách quản lý nhà hàng đã phân tích và quyết định.

3. Là nhân viên kế toán quản trị, bạn phân tích tình huống trên như thế nào? Theo bạn, nhà hàng nên mua lò nướng mới để sử dụng không?

Bài tập 7.5.

Công ty cơ khí Quang Trung có một số phụ tùng tồn kho trị giá 400.000.000 đồng. Số phụ tùng này đã lỗi thời do sự thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế. Số phụ tùng này có thể bán ra thị trường với giá 240.000.000 đồng, hoặc chúng sẽ được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và sau đó bán ra thì sẽ thu được 470.000.000 đồng. Chi phí cho việc hiệu chỉnh là 240.000.000 đồng.

Yêu cầu:

1. Những thông tin nào là thích hợp cho quyết định liên quan đến phụ tùng tồn kho. 2. Công ty nên bán số phụ tùng ngay hay sửa chữa hoặc hiệu chỉnh rồi bán.

Bài tập 7.6.

Công ty điện tử Samsung đang xem xét có nên tiếp tục kinh doanh hay ngừng kinh doanh ngành hàng Radio vì hiện nay ngành hàng này đem lại mức lợi nhuận âm 46 triệu đồng trong tháng 1/200N. Báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí các ngành hàng của công ty như sau:

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Ngành hàng Tổng cộng Radio Tivi Tủ lạnh 1. Doanh thu 560 1.400 1.040 3.000 2. Chi phí khả biến 312 870 624 1.806 3. Số dư đảm phí 248 530 416 4. Chi phí bất biến 294,0

a. Quảng cáo trực tiếp 173,0 40,0 31,5

b. Quảng cáo chung 5,6 14,0 10,4

c. Lương 36,0 58,0 42,0

d. Thuê nhà xưởng 19,0 31,5 26,0

e. Điện nước 8,0 13,6 6,3

f. Thuê lao động 5,4 8,7 6,3

g. Khấu hao quầy hàng 10,8 16,3 12,9

h. Bảo hiểm hàng bán 1,2 1,4 1,1

k. Quản lý chung 20,0 20,0 20,0

l. Chi phí phục vụ khác 15,0 15,0 15,0

196

Nếu bạn được giao nhiệm vụ tư vấn cho ban giám đốc công ty, theo bạn công ty nên tiếp tục kinh doanh hay ngừng kinh doanh ngành hàng Radio? Cho biết các thông tin sau:

- Các ngành hàng kinh doanh trong cùng một tòa nhà. Công ty thuê toàn bộ tòa nhà với tiền thuê là chi phí cố định trả hàng năm.

- Có một nhân viên có kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành hàng Radio, mức lương hàng năm của nhân viên này là 40 triệu đồng/tháng. Nếu ngành hàng Radio ngừng kinh doanh thì nhân viên này sẽ được chuyển sang ngành hàng khác và công ty vẫn phải trả cho nhân viên này theo mức lương hiện tại.

- Nếu ngành hàng Radio ngừng kinh doanh thì các chi phí phục vụ điện nước sẽ cắt giảm được 14 triệu đồng/tháng.

- ¼ chi phí bảo hiểm của bộ phận Radio được phân bổ từ tổng chi phí bảo hiểm cháy nổ của tòa nhà và phần còn lại là chi phí bảo hiểm kho hàng của bộ phận Radio.

- Công ty có hai bộ phận phục vụ là thu mua và kho hàng, nếu ngành hàng Radio ngừng hoạt động thì công ty cắt giảm được 11 triệu đồng tiền lương nhân viên phục vụ, chi phí quản lý chung không đổi.

Yêu cầu:

Bằng việc phân tích các chi phí thích hợp, bạn hãy chứng minh bằng những số liệu cần thiết để đưa ra lời khuyên cho ban giám đốc công ty: nên hay không nên tiếp tục kinh doanh ngành hàng Radio. Xét hai trường hợp:

1. Khi ngành Radio ngừng kinh doanh thì phần diện tích mà ngành hàng này chiếm dụng trong tòa nhà chưa thể sử dụng vào việc gì khác.

2. Công ty có thể sử dụng phần diện tích chiếm dụng của ngành hàng Radio để cho thuê với giá 150 triệu đồng/quý.

Bài tập 7.7.

Công ty Hải Anh sản xuất 3 loại sản phẩm dụng cụ thể thao, đồ dùng gia đình, đồ dùng kim khí theo quy trình sản xuất hàng loạt. Lợi nhuận của công ty bị giảm trong những quý gần đây. Hội đồng quản trị đang nghiên cứu các phương án để cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Báo cáo kết quả quý 2 năm 200N của công ty được lập được đây có phân bổ chi phí chung cho từng loại sản phẩm dựa trên cơ sở doanh thu tiêu thụ sản phẩm và số giờ lao động trực tiếp:

197 Chỉ tiêu Tổng số Dụng cụ thể thao Đồ dùng gia đình Đồ dùng kim khí

1. Doanh thu tiêu thụ 3.337,0 650,00 921,00 1.766,00

2. Giá vốn hàng bán 1.928,8 357,30 545,70 1.025,80

3. Lãi gộp 1.408,2 292,70 375,30 740,20

4. Chi phí hoạt động 1.302,2 251,30 361,50 689,40

4a. Chi phí bán hàng 787,6 157,10 225,90 404,60

4b. Chi phí quản lý doanh nghiệp 514,6 94,20 135,60 284,80

5. Lợi nhuận thuẩn 106,0 41,40 13,80 50,80

Với kết quả kinh doanh như trên các nhà quản lý chưa thật hài lòng vì tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu chỉ đạt 3,2% mặc dù tổng số lợi nhuận đạt được là 106 triệu đồng đã cao hơn các quý trước. Ý kiến chung của các nhà quản lý là sẽ tập trung vào sản phẩm dụng cụ thể thao và đồ dùng kim khí vì 2 loại sản phẩm này có tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu cao hơn đồ dùng gia đình. Một trong các nhà quản lý còn muốn loại bỏ việc sản xuất đồ dùng gia đình vì cho rằng tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu của loại sản phẩm này quá thấp có 1,5%. Tuy nhiên sau khi xem xét lại tiêu thức phân bổ chi phí chung cho các loại sản phẩm nhân viên kiểm tra yêu cầu phòng kế toán cung cấp các thông tin cụ thể hơn về tình hình chi phí của từng loại sản phẩm. Theo yêu cầu của nhân viên kiểm tra, phòng kế toán cung cấp các thông tin về tình hình chi phí của từng loại sản phẩm như sau:

Chỉ tiêu Dùng cụ thể thao Đồ dùng gia đình Đồ dùng kim khí

1. Chi phí khả biến (tỷ lệ so với doanh thu tiêu thụ sản phẩm)

1a. Chi phí khả biến sản xuất 28% 32% 35%

1b. Chi phí bán hàng 2% 1,5% 1,8%

1c. Chi phí quản lý doanh nghiệp 0,9% 0,7% 2%

2. Chi phí cố định thuộc tính

2a. Chi phí sản xuất chung 158 141 197

2b. Chi phí bán hàng 56 87 133

2c. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13 22 43

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo bộ phận theo cách ứng xử của chi phí theo tài liệu mới bổ sung thêm. 2. Cho biết tỷ lệ số dư đảm phí và tỷ lệ số dư bộ phận của từng loại sản phẩm. 3. Giả sử doanh nghiệp có thể tăng doanh thu tiêu thụ là 300 cho một trong 3 loại

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 191 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)