Số lượng sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, số lượng sản phẩm sản xuất thay đổ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 133 - 141)

Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp thì lợi nhuận không chịu ảnh hưởng bởi biến động trong sản xuất. Lợi nhuận tính theo phương pháp này chỉ chịu ảnh hưởng bởi doanh thu

Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ thì lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi biến động của sản xuất mặc dù số lượng tiêu thụ không đổi. Nguyên nhân là do sự di chuyển vị trí của chi phí sản xuất bất biến giữa các thời kỳ theo cách tính chi phí của phương pháp chi phí toàn bộ

Ví dụ 5.7: Có số liệu về doanh nghiệp X chuyên sản xuất và tiêu thụ ở thị trường

truyền thống như sau:

ĐVT: 1.000 đồng

1. Giá bán đơn vị sản phẩm 25.000

2. Chi phí sản xuất chung khả biến 1 sản phẩm 10.000 3. Chi phí sản xuất chung bất biến 300.000.000/năm 4. Chi phí bán hàng và quản lý bất biến 210.000.000/năm

134

Tài liệu bổ sung:

Chỉ tiêu Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3

1. Sản phẩm tồn kho đầu kỳ - 10.000

2. Sản phẩm sản xuất trong kỳ 4.000 50.000 30.000 3. Sản phẩm tiêu thụ trong kỳ 4.000 40.000 40.000

4. Sản phẩm tồn kho cuối kỳ 10.000

Yêu cầu:

1. Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm theo 2 phương pháp xác định chi phí 2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo 2 phương pháp xác định chi phí

Bài giải

* Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm: 10.000

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng

1. Doanh thu tiêu thụ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 3.000.000 2. Chi phí khả biến 400.000 400.000 400.000 1.200.000 3. Số dư đảm phí 600.000 600.000 600.000 1.800.000 4. Chi phí cố định 510.000 510.000 510.000 1.530.000 a. Sản xuất chung 300.000 300.000 300.000 900.000 b. Bán hàng và quản lý 210.000 210.000 210.000 630.000 5. Lợi nhuận 90.000 90.000 90.000 270.000

* Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ: tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước

- Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm năm 1: 10.000 + 7.500 = 17.500 - Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm năm 2: 10.000 + 6.000 = 16.000 - Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm năm 3: 10.000 + 10.000 = 20.000 Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ:

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng

1. Doanh thu tiêu thụ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 3.000.000 2. Giá vốn hàng bán 700.000 640.000 760.000 2.100.000

3. Lợi nhuận gộp 300.000 360.000 240.000 900.000

4. Chi phí bán hàng và quản lý doanh

nghiệp 210.000 210.000 210.000 630.000

5. Lợi nhuận 90.000 150.000 30.000 270.000

Nhận xét: Qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ và phương pháp trực tiếp ta thấy:

135

- Năm 1, do số lượng sản phẩm sản xuất = số lượng sản phẩm tiêu thụ nên lợi nhuận tính theo 2 phương pháp là như nhau: 90.000.

- Năm 2, số lượng sản xuất > số lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận tính theo phương pháp chi phí toàn bộ lơn hơn tính theo phương pháp trực tiếp. Nguyên nhân của chênh lệch này la do khi tính theo phương pháp toàn bộ thì một phần chi phí sản xuất chung bất biến được giữ lại trong giá trị hàng tồn kho nên làm giảm chi phí phát sinh trong kỳ làm cho lợi nhuận tăng.

- Năm 3, số lượng sản phẩm sản xuất > số lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận tính theo phương pháp chi phí toàn bộ nhỏ hơn tính theo phương pháp trực tiếp. Nguyên nhân của chênh lệch này là do khi tính theo phương pháp toàn bộ thì phần chi phí sản xuất chung bất biến kỳ trước được giữ lại trong giá trị hàng tồn kho, kỳ này mới tiêu thụ được tính vào chi phí làm cho chi phí phát sinh trong kỳ tăng làm cho lợi nhuận giảm.

Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ trùng với số lượng sản xuất thì lợi nhuận vẫn giữ nguyên nếu báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp. Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp toàn bộ thì lợi nhuận phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất.

136

BÀI TẬP Bài tập 5.1.

Anh (chị) hãy chọn phương án đúng nhất

1. Phân bổ chi phí bộ phận phục vụ: A. Tính theo chi phí thực tế.

B. Đầu năm phân bổ theo chi phí kế hoạch. C. Cuối năm phân bổ theo chi phí thực tế.

D. Đầu năm hay cuối năm đều phân bổ theo chi phí kế hoạch. 2. Lấy doanh thu làm căn cứ phân bổ biến phí sẽ:

A. Hợp lý vì biến phí biến động tỉ lệ với doanh thu.

B. Không hợp lý vì biến phí không biến động theo doanh thu. C. Hai câu trên đúng.

D. Hai câu trên sai.

3. Lấy doanh thu làm căn cứ phân bổ định phí sẽ: A. Hợp lý vì định phí biến động tỉ lệ với doanh thu.

B. Không hợp lý vì định phí không biến động theo doanh thu. C. Hai câu trên đúng.

D. Hai câu trên sai.

4. Câu nào không đúng khi nói về tiêu chuẩn để lựa chọn căn cứ phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ:

A. Dựa vào mức lợi ích gián tiếp mà các bộ phận phục vụ mang lại.

B. Dựa vào diện tích hoặc mức trang bị của bộ phận hoạt động chức năng. C. Rõ ràng, không phức tạp.

D. Công thức phân bổ đơn giản, dễ hiểu.

5. Phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ theo chi phí thực tế sẽ dẫn đến: A. Không kích thích các bộ phận phục vụ kiểm soát chi phí.

B. Sự lãng phí về chi phí hoạt động của bộ phận phục vụ sẽ chuyển hết sang cho bộ phận chức năng.

C. Thông tin chi phí không kịp thời. D. Các câu trên đúng.

6. Theo phương pháp phân bổ bậc thang, chi phí của các bộ phận phục vụ cung ứng lẫn nhau được tính theo:

A. Chi phí dự toán. B. Chi phí thực tế. C. Chi phí ban đầu. D. Các câu trên sai.

137

A. Chi phí phân bổ được chọn nên là chi phí thực tế.

B. Căn cứ phân bổ được chọn là tỷ lệ thực tế hoặc mức sử dụng thực tế. C. Hai câu trên đúng.

D. Hai câu trên sai.

8. Theo phương pháp phân bổ trực tiếp, chi phí cần phân bổ của bộ phận phục vụ được xác định bao gồm:

A. Cả chi phí của bộ phận phục vụ khác. B. Cả chi phí của bộ phận chức năng. C. Chỉ có chi phí của bộ phận phục vụ đó. D. Các câu trên sai.

9. Số dư bộ phận được xác định bằng:

A. Tổng Doanh thu bộ phận – Tổng biến phí bộ phận. B. Tổng Doanh thu bộ phận – Tổng định phí bộ phận.

C. Tổng Doanh thu bộ phận – (Tổng biến phí bộ phận + Tổng định phí bộ phận). D. Số dư đảm phí – Định phí chung.

10. Phương pháp phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ theo cách ứng xử của chi phí có ưu điểm:

A. Bộ phận chức năng không phải chịu đựng tính kém hiệu quả của bộ phận phục vụ. B. Bộ phận chức năng sẽ cố gắng sử dụng đúng mức kế hoạch.

C. Tỷ lệ phân bổ định phí sẽ được duy trì trong nhiều kỳ. D. Tất cả các ý trên đều đúng.

11. Theo phương pháp phân bổ bậc thang, chi phí cần phân bổ của bộ phận phục vụ bao gồm:

A. Cả chi phí của bộ phận phục vụ phân bổ trước. B. Cả chi phí của bộ phận chức năng.

C. Chỉ có chi phí của bộ phận phục vụ đó.

D. Chỉ có chi phí của bộ phận phục vụ có mức độ hoạt động cao nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến các bộ phận phục vụ khác.

12. Câu nào không đúng khi nói về nguyên tắc phân bổ của hình thức phân bổ bậc thang: A. Chi phí của bộ phận phục vụ được phân bổ cho các bộ phận chức năng và các bộ phận phục vụ khác.

B. Chi phí của các bộ phận phục vụ được phân bổ lần lượt theo thứ tự nhất định. C. Ở các bộ phận được chọn phân bổ sau, tổng chi phí cần phân bổ chỉ bao gồm chi phí phát sinh của bản thân bộ phận đó.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

138

Tại công ty thương mại tổng hợp Minh Thành có 4 cửa hàng kinh doanh. Định phí quản lý chung hoạt động bình thường hàng năm là 1.350 triệu đồng. Kết quả kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của từng cửa hàng trong 2 năm như sau:

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng cộng Cửa hàng số 1 Cửa hàng số 2 Cửa hàng số 3 Cửa hàng số 4

1. Doanh thu năm trước 9.000 900 2.250 3.150 2.700

2. Doanh thu năm nay 11.250 900 4.500 3.150 2.700

Công ty sử dụng doanh thu tiêu thụ là căn cứ phân bổ các định phí chung

Yêu cầu:

1. Tính tỷ lệ phân bổ định phí quản lý chung theo doanh thu cho từng cửa hàng ở cả năm nay và năm trước.

2. Nhận xét về tỷ lệ phân bổ căn cứ trên doanh thu giữa 2 năm

Bài tập 5.3.

Doanh nghiệp Mạnh Quang có hai phân xưởng 1 và 2 và có bốn bộ phận phục vụ, doanh nghiệp phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ và chi phí sản xuất chung của hai phân xưởng theo thứ tự và căn cứ lựa chọn để phân bổ như sau:

Các bộ phận Tổng số chi phí dự kiến (ngàn đồng) Số nhân viên (ngƣời) Tổng số giờ lao động (h) Diện tích sử dụng (m2) Số giờ lao động trực tiếp Số giờ máy hoạt động 1. Bộ phận quản lý doanh nghiệp 216.000 11 2.000 2. Phòng tổ chức cán bộ 55.008 4 1.000 1.000 3. Phòng kỹ thuật 23.072 5 2.000 1.000 4. Phòng kế toán 36.160 10 2.000 3.000 5. Phân xưởng 1 (sản xuất

chung) 301.040 40 20.000 35.000 70.000 60.000 6. Phân xưởng 2 (sản xuất

chung) 140.420 30 30.000 10.000 30.000 40.000

Cộng 771.700 100 55.000 52.000 100.000 100.000

Doanh nghiệp đang nghiên cứu nên sử dụng các hình thức phân bổ nào, làm tiêu chuẩn phân bổ tốt nhất. Doanh nghiệp không phân biệt biến phí hay định phí trong quá trình phân bổ

Yêu cầu:

1. Vận dụng hình thức phân bổ trực tiếp để phân bổ chi phí phục vụ cho các bộ phận chức năng.

139

2. Nếu doanh nghiệp muốn xác định tỷ lệ chi phí sản xuất chung là căn cứ phân bổ chi phí phục vụ (Tỷ lệ chi phí sản xuất chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số chi phí dự kiến với tổng số giờ lao động trực tiếp). Hãy xác định tỷ lệ phân bổ.

Bài tập 5.4.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ của công ty Ngọc Quang trong kỳ báo cáo:

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu (120.000 x 4.000 đồng/ sản phẩm) 480.000 2. Giá vốn hàng bán 360.000 a. Tồn kho đầu kỳ 0 b. Trị giá sản phẩm sản xuất ra (150.000 sản phẩm x 3.000 đồng/sản phẩm) 450.000 c. Tồn kho cuối kỳ (30.000 sản phẩm) 90.000 3. Lợi nhuận gộp 120.000

4. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 96.000

5. Lợi nhuận 24.000

Các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là chi phí hỗn hợp trong đó 24 triệu đồng là định phí, và yếu tố biến phí được tính cho một sản phẩm tiêu thụ là 600 đồng. Chi phí sản xuất 3.000 đồng gồm các khoản mục chi phí sau:

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.500 2. Chi phí nhân công trực tiếp 500 3. Chi phí sản xuất chung 1.000

a. Biến phí 400

b. Định phí 600

4. Chi phí sản xuất 3.000

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp (phương pháp số dư đảm phí).

2. Điều hòa chênh lệch của lợi nhuận tính theo phương pháp trực tiếp thành phương pháp toàn bộ.

Bài tập 5.5.

Công ty thực phẩm VINAFOOD chế biến 3 sản phẩm đồ hộp, có các tài liệu về các sản phẩm năm N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

Chỉ tiêu Gà hộp Bò hộp Cá hộp

1. Doanh thu 1.150.000 1.530.000 1.020.000

2. Tỷ lệ chi phí khả biến so với doanh thu (%) 60 70 40

140

Yêu cầu:

1. Xác định tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị sản phẩm và tỷ lệ số dư đảm phí bình quân. Sản phẩm nào tạo ra lợi nhuận nhiều hơn khi mức doanh thu tăng như nhau?

2. Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp năm N.

3. Xác định doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn, tỷ lệ doanh thu an toàn, độ lớn đòn bẩy kinh doanh và cho nhận xét.

4. Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân (Giả thiết năm sau công ty có thể thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tính theo doanh thu là: Gà hộp 50%, bò hộp 20%, cá hộp 30%). Sự thay đổi của cơ cấu sản phẩm tiêu thụ đã tác động tới lợi nhuận của công ty như thế nào?

5. Giả thiết định phí bộ phận cho từng sản phẩm là gà hộp: 250.000; bò hộp: 200.000; cá hộp: 150.000. Khi đó lập báo cáo bộ phận và cho nhận xét.

Bài tập 5.6.

Công ty X có 2 phân xưởng sản xuất, phân xưởng 1 sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, phân xưởng 2 sản xuất 2 loại sản phẩm C và D. Thông tin về các loại sản phẩm này như sau:

Chỉ tiêu Phân xƣởng 1 Phân xƣởng 2 Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Sản phẩm D 1. Giá bán đơn vị sản phẩm (ngàn đồng) 20 60 20 60

2. Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm

(ngàn đồng) 10 40 8 36

3. Sản lượng tiêu thụ (sản phẩm) 40.000 160.000 180.000 20.000 4. Định phí thuộc tính sản phẩm (ngàn

đồng) 400.000 1.000.000 1.000.000 500.000

5. Định phí thuộc tính của phân xưởng

(ngàn đồng) 2.600.000 2.000.000

6. Định phí của toàn công ty (ngàn

đồng) 5.300.000

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo bộ phận của phân xưởng 1 theo sản phẩm và cho nhận xét. 2. Lập báo cáo bộ phận của phân xưởng 2 theo sản phẩm và cho nhận xét. 3. Lập báo cáo của công ty theo phân xưởng và cho nhận xét.

4. Giả thiết doanh thu tiêu thụ của mỗi phân xưởng tăng thêm 20% (cơ cấu tiêu thụ, giá bán không đổi) thì số dư bộ phận của mỗi phân xưởng tăng thêm là bao nhiêu? Lợi nhuận của công ty tăng thêm bao nhiêu? Giải thích

141

CHƢƠNG 6. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

Tóm tắt nội dung chương

Dự toán ngân sách doanh nghiệp là một bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tới. Đồng thời dự toán cũng cụ thể hóa các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn thành các chỉ tiêu cần thực hiện trong từng thời kỳ. Việc lập dự toán phải theo trình tự nhất định, dựa trên những cơ sở khoa học thường bắt đầu từ dự toán tiêu thụ và kết thúc bằng dự toán Bảng cân đối kế toán. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin mà có thể lập dự toán tĩnh hay dự toán linh hoạt để dự kiến trước sự biến động tài chính khi có sự biến động của các yếu tố trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự toán là công cụ quan trọng giúp nhà quản trị chủ động trong mọi tình huống

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 133 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)