Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 90 - 92)

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thường kinh doanh đa ngành hàng, nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Mỗi mặt hàng thường có vai trò khác nhau trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị cần phải chọn những sản phẩm có doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong tổng các mặt hàng kinh doanh. Nói cách khác, cơ cấu của các sản phẩm tạo ra lợi nhuận cao thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh nghiệp. Như vậy, để nâng cao lợi nhuận, các nhà quản trị cần phải xem xét cơ cấu tiêu thụ một cách khoa học

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng của từng mặt hàng chiếm trong tổng số các mặt hàng tiêu thụ

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ có thể tính theo doanh thu tiêu thụ các sản phẩm hoặc tính theo khối lượng tiêu thụ các sản phẩm tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Có thể tính theo doanh thu: Công thức 1:

91

Cơ cấu tiêu thụ của một mặt hàng (tính theo doanh thu) =

Doanh thu tiêu thụ của một mặt hàng Tổng doanh thu tiêu thụ

Có thể tính theo thước đo hiện vật, trong trường hợp này thường áp dụng đối với sản phẩm đồng chất:

Công thức 2:

Cơ cấu tiêu thụ của một mặt hàng (tính theo sản lượng) =

Sản lượng tiêu thụ của một mặt hàng Tổng sản lượng tiêu thụ

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng có ý nghĩa đối với các nhà quản trị như sau:

- Phân tích cơ cấu tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp thiết lập được một cơ cấu hợp lý về số lượng, chủng loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời là cơ sở cho việc ra quyết định sản xuất sản phẩm cũng như quyết định thu mua hàng hóa một cách hợp lý.

- Do mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí và số dư đảm phí đơn vị khác nhau nên khi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi sẽ làm tỷ lệ số dư đảm phí bình quân và số dư đảm phí bình quân thay đổi theo. Sự thay đổi này ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vậy các nhà quản trị kinh doanh phải biết lựa chọn cơ cấu tiêu thụ sản phẩm hợp lý để tăng lợi nhuận. Thông thường các nhà quản trị kinh doanh thường chọn các sản phẩm có số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất để sản xuất và tiêu thụ

Từ công thức tính số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí bình quân ở phần trên, công thức xác định cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, ta có thể thiết lập công thức tính số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí bình quân thông qua cơ cấu sản phẩm tiêu thụ:

Tỷ lệ số đư đảm phí bình quân =

Tổng số dư đảm phí Tổng doanh thu

=

Σ(Doanh thu từng loại sản phẩm x Tỷ lệ số dư đảm phí từng loại sản phẩm)

Tổng doanh thu

= Σ(Cơ cấu sản phẩm theo doanh thu x Tỷ lệ số dư đảm phí từng loại sản phẩm Số dư đảm phí bình quân = Tổng số dư đảm phí Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ =

Σ(Lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại x Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm)

Tổng số lượng các sản phẩm tiêu thụ

= Σ(Cơ cấu sản phẩm theo số lượng x Số dư đảm phí đơn vị)

92

Ví dụ 4.4: Một công ty sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm A, B, C. Các sản phẩm

này đồng chất, thông tin về các sản phẩm như sau:

Chỉ tiêu A B C

1. Giá bán đơn vị sản phẩm (1.000 đồng) 2 3 5

2. Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm (1.000 đồng) 1,2 1,5 2 3. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ theo doanh thu tiêu thụ 0,6 0,3 0,1

4. Chi phí cố định (ngàn đồng/tháng) 90.000.000

Yêu cầu:

1. Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.

2. Giả sử cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tính theo số lượng là 50%, 30% và 20%. Xác định số dư đảm phí bình quân đơn vị sản phẩm.

Bài giải

Chỉ tiêu A B C Tổng

1. Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị sản phẩm 0,4 0,5 0,6

2. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ 0,6 0,3 0,1 1

3. Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân 0,24 0,15 0,06 0,45

Vậy tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của công ty là: 0,45

Chỉ tiêu A B C Tổng

1. Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm 0,8 1,5 3

2. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ theo số lượng 50% 30% 20% 100%

3. Số dư đảm phí bình quân 0,4 0,45 0,6 1,45

Vậy số dư đảm phí bình quân của công ty là: 1,45

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)