Thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 105 - 106)

Trong thực tế các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thường thay đổi giá bán để đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Giá bán của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh hay độc quyền sản phẩm, thị hiếu khách hàng, thu nhập dân cư, hình thức quảng cáo, phương thức bán và thanh toán tiền hàng... Thông thường khi doanh nghiệp thay đổi chi phí cố định như tăng cường quảng cáo, thay đổi công nghệ sản xuất... thường dẫn đến sản lượng tiêu thụ tăng, do vậy cần thay đổi giá bán cho phù hợp. Trong trường hợp như vậy nhà quản trị cần phân tích chọn phương án thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu bán hàng hay giữ nguyên phương án ban đầu cần dựa trên những cơ sở khoa học

Ví dụ 4.13: Cũng theo số liệu ví dụ 4.10, giả sử để tăng sản lượng bán, doanh

nghiệp dự định giảm giá là 25.000 đồng/ sản phẩm và tăng thêm chi phí quảng cáo là 15.000.000 đồng/tháng. Với điều kiện như trên thì số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến tăng 50%. Hãy phân tích xem doanh nghiệp có nên thực hiện theo phương án này không?

Bài giải

Chỉ tiêu 500 sản phẩm 750 sản phẩm Chênh

lệch

Tiền % Tổng Tiền % Tổng

1. Doanh thu 250 100 125.000 225 100 168.750 43.750

2. Chi phí biến đổi 150 60 75.000 150 46 112.500 37.500

3. Số dư đảm phí 100 40 50.000 75 54 56.250 6.250

4. Chi phí cố định 35.000 50.000 15.000

5. Lợi nhuận 15.000 6.250 - 8.750

Qua bảng số liệu trên, ta thấy việc thay đổi giá bán làm thay đổi tỷ lệ số dư đảm phí. Do tăng số lượng tiêu thụ lên 250 sản phẩm làm doanh thu tăng thêm nhưng giá bán đơn vị sản phẩm giảm cũng làm doanh thu giảm, đồng thời chi phí cố định tăng làm cho lợi nhuận giảm so với trước 8.750. Do lợi nhuận giảm so với trước khá nhiều nên doanh nghiệp không nên thực hiện phương án này

Ví dụ 4.14: Một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có tài liệu sau theo

kỳ kế hoạch:

1. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ (sản phẩm) 2.000

2. Đơn giá bán sản phẩm (đồng) 1.500.000

3. Biến phí sản xuất đơn vị sản phẩm (đồng) 700.000 4. Biến phí bán hàng và quản lý đơn vị sản phẩm (đồng) 150.000

5. Định phí bán hàng (đồng) 400.000.000

106

Doanh nghiệp dự định tăng doanh thu bằng cách tăng số lượng tiêu thụ lên 3.000 sản phẩm bằng cách thuê thêm mặt bằng kinh doanh tại một địa điểm ở trung tâm thành phố có đông dân cư và thu nhập cao với mức giá thuê là 100.000.000 đồng/ tháng.

Yêu cầu: Phân tích chi phí để xem doanh nghiệp có nên chọn phương án mới không?

Bài giải

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Phƣơng án 1 Phƣơng án 2 Chênh lệch

1. Doanh thu tiêu thụ 3.000.000 4.500.000 1.500.000

2. Chi phí khả biến 1.700.000 2.550.000 850.000 a. Biến phí sản xuất 1.400.000 2.100.000 700.000 b. Biến phí bán hàng và quản lý 300.000 450.000 150.000 3. Số dư đảm phỉ 1.300.000 1.950.000 650.000 4. Chi phí cố định 900.000 1.000.000 100.000 a. Định phí bán hàng 400.000 400.000 -

b. Định phí quản lý doanh nghiệp 500.000 600.000 100.000

5. Lợi nhuận 400.000 950.000 550.000

Nhận xét: Với kết quả tính toán trên ta thấy mặc dù chi phí thuê địa điểm cao nhưng lợi nhuận tăng so với phương án ban đầu là 550.000.000 đồng. Doanh nghiệp đã chọn địa điểm bán hàng mới phù hợp và làm tăng lợi nhuận. Số lượng tiêu thụ tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đã giới thiệu được sản phẩm của mình với người tiêu dùng mà không phải thay đổi giá bán, đó là nhân tố góp phần cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nghiệp nên chọn phương án mới.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kế toán quản trị (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)