Thông tin không thích hợp trong các phương án kinh doanh thường được loại bỏ trong quá trình phân tích, đánh giá để đưa ra các quyết định ngắn hạn. Thông tin không thích hợp là những thông tin không thỏa mãn các yêu cầu và điều kiện ở phần trên. Cụ thể đó là những thông tin:
Chi phí chìm là thông tin không thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn. Thực
chất chi phí chìm đó là những khoản chi phí đã xảy ra trong quá khứ mà doanh nghiệp không thể tránh được dù lựa chọn bất kỳ phương án kinh doanh nào. Ví dụ: Số tiền đã trả về quyền sử dụng đất của một doanh nghiệp trong thời hạn 49 năm, do vậy khi doanh nghiệp thực hiện bất kỳ một phương án kinh doanh nào đều phải chịu số tiền đó, chi phí về quyền sử dụng đất được coi là chi phí chìm. Hoặc doanh nghiệp đã xây dựng một nhà xưởng để sản xuất sản phẩm, chi phí khấu hao nhà xưởng cũng được coi là chi phí chìm, vì khi doanh nghiệp chọn bất kỳ công nghệ sản xuất hiện đại hay thủ công thì đều phải chịu chi phí khấu hao nhà xưởng.
Các khoản chi phí và doanh thu trong tương lai không chênh lệch giữa các phương án đều được coi là thông tin không thích hợp trong việc ra quyết định kinh
doanh. Các khoản chi phí trong tương lai không chênh lệch nhau giữa các phương án trong những tình huống cụ thể cũng là những thông tin không thích hợp trong việc đưa ra quyết định ngắn hạn.
Ví dụ 7.2: Công ty Hoàng Sơn đang lựa chọn 1 trong 2 phương án: Mua máy mới
hiện đại thay cho máy cũ đang sử dụng. Các thông tin về máy mới, máy cũ như sau: (ĐVT: Triệu đồng)
Máy cũ Máy mới
1. Giá ban đầu: 525 1. Giá ban đầu: 600
2. Giá trị còn lại trên sổ kế toán: 420
3. Thời gian sử dụng: 8 năm 2. Thời gian sử dụng: 8 năm
4. Giá trị hiện tại: 270
5. Giá trị trong 8 năm tới: 0 3. Giá trị trong 8 năm tới: 0
6. Chi phí biến đổi hàng năm hoạt động: 1.035
4. Chi phí biến đổi hàng năm hoạt động: 900
7. Doanh thu dự kiến hàng năm: 1.500 5. Doanh thu dự kiến hàng năm: 1.500
Yêu cầu: Hãy phân tích các thông tin về chi phí và doanh thu để chọn phương án tối ưu nhất?
Bài giải
Bước 1:
* Theo tài liệu trên các thông tin thích hợp bao gồm:
181
- Chi phí khấu hao máy. - Giá bán máy cũ.
- Giá mua máy mới.
* Các thông tin không thích hợp bao gồm: - Doanh thu hàng năm.
- Giá trị thanh lý khi hết thời hạn sử dụng. - Giá trị còn lại trên sổ kế toán.
Bước 2: Với tài liệu trên để đi tới quyết định lựa chọn phương án mua máy mới hay
vẫn sử dụng máy cũ cần nhận diện và loại bỏ các thông tin. Trước hết ta thấy “giá trị còn lại trên sổ kế toán” của máy cũ là yếu tố chi phí chìm do vậy cần loại bỏ thông tin này. Giá trị còn lại của máy cũ là 420 triệu đồng là khoản chi phí không tránh được cho dù ta chọn bất kỳ phương án nào. Trường hợp máy cũ được giữ lại sử dụng thì khoản chi phí này được coi là chi phí khấu hao. Trường hợp mang đi bán thì khoản chi phí này được tính vào chi phí nhượng bán.
Bước 3: Để phân tích các thông tin, chọn phương án tối ưu, ta lập bảng sau:
Tổng hợp chi phí và doanh thu qua 8 năm hoạt động:
Chỉ tiêu Sử dụng máy cũ Mua máy mới Chênh lệch 1. Doanh thu 12.000 12.000 0 2. Chi phí hoạt động 8.280 7.200 1.080
3. Chi phí khấu hao máy mới 600 -600
4. Khấu hao máy cũ hoặc xóa bỏ sổ kế toán
máy cũ 420 420 0
5. Giá bán máy cũ 270 -270
6. Lợi nhuận 3.300 4.050 -750
Từ bảng phân tích trên ta thấy phương án mua máy mới mang lại lợi nhuận cao hơn phương án dùng máy cũ là 750 triệu đồng. Do vậy nhà quản trị nên chọn phương án mua máy mới.
Ví dụ 7.3: Công ty TTP đang sử dụng công nghệ bán thủ công. Giám đốc công ty
đang lựa chọn một trong hai phương án: Mua thiết bị bổ sung cho công nghệ bán thủ công nhằm giảm bớt sức lao động của công nhân hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu. Phòng kế hoạch dự tính mua thiết bị bổ sung 200 triệu đồng, sử dụng trong 10 năm. Các thông tin về doanh thu, chi phí liên quan đến 2 phương án như sau:
182
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Phƣơng án ban đầu Sử dụng thiết bị bổ sung
1. Doanh thu 300.000 300.000
2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 100.000 100.000
3. Chi phí nhân công trực tiếp 75.000 50.000
4. Biến phí sản xuất chung 25.000 25.000
5. Định phí hoạt động hàng năm 50.000 50.000
6. Chi phí khấu hao thiết bị mới 20.000
Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy, việc sử dụng thiết bị bổ sung đã làm cho chi phí nhân công trực tiếp tiết kiệm được 25.000 triệu đồng so với phương án ban đầu. Tuy nhiên việc mua thiết bị bổ sung phát sinh khoản chi phí khấu hao mới là 20.000 triệu đồng. Đó là những thông tin khác biệt trong tình huống này, còn lại tất cả các thông tin là như nhau, do vậy ta cần phân tích những thông tin khác biệt
Chỉ tiêu Phƣơng án
ban đầu
Sử dụng thiết
bị bổ sung Chênh lệch
1. Chi phí nhân công trực tiếp 75.000 50.000 -25.000
2. Chi phí khấu hao bổ sung thiết bị 20.000 20.000
3. Chi phí tiết kiệm hàng năm do sử dụng
thiết bị bổ sung -5.000
Như vậy, quá trình phân tích các thông tin khác biệt sẽ đơn giản hơn để đưa ra quyết định nhanh và chính xác. Qua bảng phân tích trên, ta thấy doanh nghiệp nên chọn phương án mua thiết bị bổ sung tiết kiệm chi phí là 5.000 triệu đồng và đó cũng chính là mức lợi nhuận tăng thêm.