bằng chết cành.
-Thời gian: 15 phút
-Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại.
- Phương tiện : Thông tin sách giáo khoa
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Với các cây chậm ra rễ phụ chúng ta có thể áp dụng giâm cành được khơng? Vậy chúng ta có thể làm gì để có được một cây mới.
- Treo tranh H27.2 . Yêu cầu HS quan sát thảo luận nhóm thực hiện lệnh / mục 2
- Quan sát H27.2, thảo luận và trả lời câu hỏi sgk.
H: Chiết cành là gì?
H: Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ mọc ra từ mép vỏ phía trên mếp cắt?
H: Kể tên những cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những cây này thường không được trồng bằng cach giâm cành?
-Nhận xét, sửa chữa, để hồn thiện kiến thức -GVgiải thích thêm cho hs về kỹ thuật chiết cành.
-H: So sánh giâm cành và chiết cành.
-Nhận xét, tiểu kết
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ rồi mới đem trồng thành cây mới
- Vì khoanh vỏ đã cắt bỏ gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ko thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống dưới nên tích lại ở đó. Do có độ ẩm của bầu đất tạo điều kiện cho rễ hình thành - Cam, Bưởi, Chanh...
- Vì cành những cây này rất chậm ra rễ phụ do đó nếu giâm xuống đất cành dễ bị chết.
-Bóc vỏ một đoạn thân, để một thời gian, bọc đất ẩm, chăm sóc bầu đất đến khi cành ra rễ rồi cắt đem trồng xuống đất.
-Giâm cành : cắt một đoạn cây có đủ chồi mắt đem cắm vào đất ẩm rồi cành mới bén rễ tạo thành cây mới còn chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
2. Chiết cành.
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
Hoạt động 3 : Ghép cây.