II) Các hoạt động học tập:
B) Trọng tâm : Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hóa học C) Chuẩn bị:
C) Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức , phương pháp đàm thoại
nêu vấn đề (áp dụng vào giải các bài tập hóa học)
D) Tiến trình dạy học:
I) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học II) Các hoạt động học tập:
Hoạt động I: Kiến thức cần nhớ
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
- Cho học sinh nghiên cứu SGK.
Em hãy cho biết đặc điểm CTHH của đơn chất, hợp chất?
+ Cho học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cho học sinh nêu khái niệm hoá trị, quy tắc hoá trị.
+ Em hãy cho biết hoá trị của H và O là bao nhiêu?
- Cho HS nêu cách xác định hoá trị và cách lập CTHH khi biết hoá trị.
+ Cho HS các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ CTHH của đơn chất: Tạo nên từ một NTHH. CTHH của đơn chất kim loại cũng còn biểu diễn một nguyên tử kim loại đó.
CTHH của đơn chất phi kim thường được biểu diễn bằng kí hiệu của phi kim và chỉ số của nó. - CTHH chung của hợp chất: AxBy trong đó A, B, là kí hiệu của các nguyên tố …, Còn x, y là chỉ số. Mỗi CTHH còn chỉ một phân tử chất trừ đơn chất kim loại.
Nêu khái niêm hoá trị và quy tắc hoá trị. + Hoá trị của H là I, của O là II.
- Nêu cách xác định hoá trị; Lập CTHH
Hoạt động II: Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
- Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 1 sgk /41.
+ Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 2 SGK trang 41.
+ Trong CTHH: Cu(OH)2 .
Gọi a là hóa trị của Cu, b là hóa trị của (OH). Theo quy tắc hoá trị ta có: a.1 = b.2
chuyển thành tỉ lệ: a/b = 2/1 Vậy a = II và b = I.
Kết luận: Hoá trị của Cu là II, nhóm OH là I.. + Làm tương tự ta có:
+ Hoạt động cá nhân làm bài tập 2: + Em hãy nêu cách lập nhanh công thức của hợp chất chứa X và Y?
- Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- SiO2 : Si hoá trị IV
- Fe(NO3)3: Fe hoá trị III, NO3 hoá trị I. - XO: Vậy X hoá trị II
- YH3: Vậy Y hoá trị III. Gọi chỉ số của X là x, Y là y ta có: II . x = III . y
Từ đó rút ra x = 3, y = 2.Vậy phương án đúng là D.
Vì II và III không rút gọn được nên lấy 2 làm chỉ số của Y và 3 là chỉ số của X ta được: X3Y2. * Kết luận: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội
III) Củng cô: - giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội.
IV) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập: Làm bài tập 3,4 SGK trang 41, hướng dẫn bài tập 4 : a. KCl có PTK = 74,5 (đvC); BaCl2 có PTK = 208 (đvC); AlCl3 có phân tử khối là 187,5 (đvC).
Ngày soạn: 16/10/2017
Tiết 16: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đánh giá chất lượng học sinh học và tiếp thu bài qua kiểm tra viết trực tiếp. Từ nội dung bài 1 đến bài 10.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng: Làm bài độc lập, nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần phê và tự phê cao.