Bảng phụ: “Sơ đồ hệ thống kiến thức từ bài tính chất ứng dụng Hiđro điều chế Hiđro và phản ứng thế”

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 133 - 137)

phản ứng thế”

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: - Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề , phương pháp đặt vấn đề và

giải quyết vấn đề .

2. Tiến trình dạy học .

1. Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học.

2. Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Kiến thức cần nhớ.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh nghiên sơ đồ:

Phản ứng thế khí hiđro, tính chất vật lí tính chất hoá học, tính khử. Đơn chất, hợp chất (khí oxi, phi kim..) (oxit kim loại yếu)

+ Trong các phản ứng của hiđro với các chất thì khí hiđro đóng vai trò là chất gì?

+ Đặc điểm chung của phản ứng giữa hiđro với hợp chất kim loại yếu là gì? + Theo em phản ứng của khí hiđro với đơn chất kim loại có phải là phản ứng thế hay không?

- Nghiên cứu sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra.

+ Hiđro đóng vai trò là chất khử trong các phản ứng của các chất với nó.

+ Đó là sản phẩm tạo ra đều là kim loại, nước, và các phản ứng đó đều xảy ra sự khử các oxit kim loại + Đó cũng là phản ứng thế vì hiđro đã thay thế kim loại trong hợp chất oxit.

Hoạt động II: Luyện tập

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 1/118 .

Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá .

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 2/118. Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá.

Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Hoạt động cá nhân làm bài tập 1. + PTHH:

a . H2 + Fe2O3 ⃗t0 3H2O + 2Fe b . 4H2 + Fe3O4 ⃗t0 4H2O +3Fe c . 2H2 + O2 ⃗t0 2H2O d . H2 + PbO ⃗t0 H2O + Pb

Cả 4 phản ứng đều là phản ứng oxi hoá - khử, phản ứng a, b, d là những phản ứng thế, phản ứng c là phản ứng hoá hợp.

- Hoạt động nhóm làm bài tập 2.

+ Cho cho que đóm đang cháy vào 3 lọ. Lọ nào bùng cháy mạnh hơn là lọ chứa oxi.

Lọ nào làm cho que đóm cháy có ngọn lửa màu xanh là lọ chứa khí hiđro.

- Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 3/118.

Cho học sinh đánh giá, nhận xét. Giáo viên nhận xét, đánh giá .

- Hoạt động nhóm làm bài tập 3.

+ Với dụng cụ và hoá chất như trên thì ta có thể điều chế và thu khí hiđro.

ý C đúng

* Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học .

3. Cũng cô: - Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh

lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội.

4. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.- Bài tập : Làm bài tập 4, 5, 6, / 117. - Bài tập : Làm bài tập 4, 5, 6, / 117.

- Hướng dẫn bài tập 4*:

a) PTHH: Zn + 2HCl ❑⃗ ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 ❑⃗ FeSO4 + H2

b) nH2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 (mol). Theo phương trình hoá học: nZn = nFe = nH2 = 0,1 (mol). Ta có mFe = 56x 0,1 = 5,6 (gam) ; mZn = 65x 0,1 = 6,5 (gam).

- Nghiên cứu trước bài "NƯỚC", chuẩn bị trước các dụng cụ, hóa chất, cho tiết học sau. (Chủ đề tích hợp liên môn)

Ngày soạn: 10/3/2018

Tiết 53: BÀI 36: NƯỚC (Tiết 1)

A) Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Dựa vào thực nghiệm học sinh biết thành phần hoá học của nước gồm 2

nguyên tố hiđro và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 thể tích khí hiđro, 1 thể tích khí oxi, và tỉ lệ về khối lượng của oxi và hiđro trong hợp chất là 8 : 1.

- Biết vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. - Biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước

2. Kỹ năng: Học sinh có kĩ năng quan sát, nhận xét hiện tượng và rút ra kiến thức

3. Thái độ: Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

4. Phát triển năng lực: Năng lực quan sát thí nghiệm, Sử dụng ngôn ngữ hoá học

B) Trọng tâm: - Sự phân hủy nước và sự tổng hợp nước.C) Chuẩn bị: C) Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Dụng cụ: Bình điện phân nước, bộ điều chế khí hiđro, bộ điều chế khí oxi, ống nghiệm, diêm - Hoá chất: Nước, dung dịch HCl, kẽm viên, KMnO4, H2SO4.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: - Sử dụng phương pháp đàm thoại thực hành thí nghiệm.

D) Tiến trình dạy học :

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

2. Nêu vấn đề bài mới: Thành phần định tính của nước và định lượng của nước là gì?

3. Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu thí nghiệm phân huỷ nước

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm trong sgk nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm.

+ Tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng.

Trước khi phân huỷ mực nước ở cả 2 ống nghiệm như thế nào? + Biểu diễn thí nghiệm thử tính chất của 2 khí cho học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận.

+ Trong quá trình phân huỷ hiện tượng em quan sát được là gì?

+ Em hãy so sánh thể tích của khí thoát ra ở 2 nhánh của bình địên phân?

+ Theo em khí thoát ra đó là những khí gì?

+ Làm thế nào để chứng minh cụ đó là khí hiđro và khi oxi?

- Cho HS nhận xét, rút ra kết luận như trong sgk, viết phương trình hoá học.

- Quan sát thí nghiệm:

- Hoạt động nhóm nghiên cứu thí nghiệm: Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm. - Nhận xét: Trước phân huỷ mực nước ở cả 2 nhánh của bình địên phân bằng nhau. + Trong quá trình phân huỷ ta thấy ở 2 điện cực có khí thoát ra bay lên và chiếm chỗ của nước.

+ Thể tích khí thoát ra ở nhánh A bao giờ cũng gấp đôi thể tích của khí thoát ra ở nhánh B.

+ Dự đoán: Khí thoát ra ở nhánh A có thể là khí hiđro, khí thoát ra ở nhánh B có thể là khí oxi. + Khi đốt ở nhánh A ta thấy có ngọn lửa cháy màu xanh nhạt đồng thời có tiếng nổ nhỏ, vậy khí đó là khí hiđro.

Khi để tàn đóm đỏ lại gần đầu ống dẫn khí ở nhánh B ta thấy tàn đóm đỏ bùng cháy, chứng tỏ khí trong nhánh B là khí oxi.

+ Vậy qua phản ứng ta có thể viết được phương trình hoá học: PTHH : 2H2O ⃗DP 2H2 + O2

*) Tiểu kết: - Phân huỷ nước

+ Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí H2 và O2

+ Thể tích khí Hiđro = 2 lần thể tích khí oxi.

Hoạt động II: Nghiên cứu sự tổng hợp nước

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh quan sát hình 5.11 a,b/sgk. + Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích của khí hiđro và khí oxi như thế nào?

+ Sau phản ứng trong bình còn lại là khí gì? + Em có nhận xét gì về tỉ lệ của hai khí khi phản ứng với nhau?

+ Từ phản ứng trên em hãy tính tỉ lệ về khối lượng của hiđro và oxi trong hợp chất nước? - Cho học sinh nhận xét, kết luận như trong sgk.

- Nghiên cứu hình 5.11/sgk và trả lời câu hỏi. + Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích của khí hiđro và khí oxi là 1:1

Trả lời câu hỏi như trong sgk. + Sau phản ứng trong bình còn lại là 1 thể tích khí oxi.

+ Cứ 1 thể tích khí oxi phản ứng với 2 thể tích khí hiđro. Hay tỉ lệ về số mol của khí O2 và khí H2 là 1: 2.

PTHH: 2H2 + O2 ⃗t0 2H2O

Dựa theo PTHH để tính tỉ lệ: mO : mH = 8 : 1

*) Tiểu kết : - Sự tổng hợp nước.

+ Cứ 1V khí O2 phản ứng với 2 V khí H2 . Hay tỉ lệ về số mol của khí O2 và khí H2 là 1: 2. PTHH: 2H2 + O2 ⃗t0 2H2O

Dựa theo phương trình hoá học để tính tỉ lệ: mO : mH = 8 : 1

Hoạt động III: Nghiên cứu vai trò của nước

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ Cho học sinh nghiên cứu sgk đưa ra vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.

Nước ngày càng bị ô nhiễm nhiều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất cho chúng ta. + Vậy để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nguồn nước theo em chúng ta phải làm gì?

Cho học sinh nhận xét, đánh giá.

- Vai trò của nước:

+ Nghiên cứu sgk nêu vai trò của nước.

Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta (phục vụ sinh hoạt, ăn uống …)

- Chống ô nhiễm nguồn nước.

Nghiên cứu thực tế và sgk trả lời câu hỏi:

Cần tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi, không thải chất bẩn từ các nhà máy chưa được xử lí vào nguồn nước sạch, mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ nguồn nước trong sạch.

*) Tiểu kết: + Vai trò của nước: Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta

(phục vụ sinh hoạt , ăn uống …)

+ Chống ô nhiễm nguồn nước: Cần tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi , không thải chất bẩn từ các nhà máy chưa được xử lí vào nguồn nước sạch, mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ nguồn nước trong sạch.

* Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học .

4. Cũng cô T1: - Giáo viên đặt câu hỏi.

+ Bằng phương pháp nào, có thể chứng minh được thành phần định tính và thành phần định lượng của nước? viết phương trình phản ứng hóa học nếu có?

- Hướng cũng cô bài. + Phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện (điện phân), cho biết

thành phần của nước gồm 2 nguyên tố Hđro và oxi .

+ Phương pháp tổng hợp nước, cũng cho thấy từ 2 nguyên tố Hđro và oxi, có thể hòa hợp với nhau để cho 1 chất duy nhất là nước.

Thành phần định tính của nước, cho biết nước là 1 hợp chất gồm 2 nguyên tố Hđro và oxi. Thành phần định lượng của nước cho biết 2 mol H2 hóa hợp 1mol O2 tạo ra 2 mol H2O (hoặc về thành phần khối lượng : mO : mH = 8 : 1 )

PTHH: 2H2O ⃗DP 2H2 + O2 (a) PTHH: 2H2 + O2 ⃗t0 2H2O (b)

5. Dặn do - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.

Tiết 54: BÀI 36: NƯỚC (Tiết 2)

A) Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tính chất của nước:

+ Không màu, không mùi, không vị, t0

s = 1000c, hòa tan được nhiều chất

+ Phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca..), oxit bazơ (CaO, Na2O,...), oxit axit ( P2O5, SO2,...)

- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước.

2. Kĩ năng:

- Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca...), oxit bazơ, oxit axit. - Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể

3. Giáo dục:

- Lòng yêu thích bộ môn.

- Tầm quan trọng của nước, ý thức tiết kiệm, và bảo vệ nguồn nước

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực thực hành thí nghiệm, dự đoán tính chất, sử dụng ngôn ngữ hoá học

B) CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Bài soạn, bảng phụ, phiếu học tập

- Phương tiện hỗ trợ dạy học: máy chiếu, máy tính - Đồ dùng dạy học:

Dụng cụ: Giá + Ông nghiệm, ống đong, cân điện tử, bát sứ, cốc thuỷ tinh, panh gắp, giấy lọc, ống hút

Hóa chất: CaO, SO2 (điều chế trước), P2O5 (điều chế trước), H2O, H2SO4, quỳ tím, phenolphtalein

2. Học sinh

- Đọc trước bài 36 - Chuẩn bị các nội dung: + Dự đoán tính chất của nước

+ Đề xuất các thí nghiệm kiểm chứng có thể thực hiện + Đề xuất các dụng cụ, hoá chất cần thiết

+ Vở thí nghiệm, thực hành (Ghi chép những chuẩn bị của mình)

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w