1- Tổ chức:
* LỚP 8A:
I. Trắc nghiệm (5điểm) Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D C B D B A B C B B A C C A D B B A B A
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: 2,6568 . 10-23 gam Câu 2: H2SO4
Câu 3: a. FeCl2 b. hóa trị IV
* LỚP 8B:
I. Trắc nghiệm (5điểm) Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D A B A B C A B D D D C B D A B B A B D
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: 6,64 . 10-23 gam Câu 2: H2CO3
Câu 3: a. AlCl3 b. hóa trị III
3. Nhận xét bài làm của học sinh
- Khen, biểu dương những em làm bài tốt.
- Nhắc nhở, sửa sai lỗi một số em chưa làm bài tốt. - Chỉ rõ nguyên nhân, hướng khắc phục cho các em.
4. KẾT QUẢ: GIỎI: ( % ); TRUNG BÌNH: ( %); KHÁ: ( %); YẾU, KÉM : ( %). KHÁ: ( %); YẾU, KÉM : ( %).
Ngày soạn: 05/11/2017
Tiết 18: CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
A) MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh phải thu được: 1. Kiến thức:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. - Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
2. Kĩ năng:
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
3. Thái độ:
- Nhận biết được một số hiện tượng vật lí và hoá học trong cuộc sống. - Cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm.
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực thực hành, giải quyết vấn đề
B) Trọng tâm: Hiện tượng hóa học C) Chuẩn bị: C) Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, phông, bảng phụ. - Hóa chất: H2O, bột Fe, bột S, đường.
- Dụng cụ: Ông nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp, đèn cồn, bật lửa, thìa thủy tinh, cốc thủy tinh, bát sứ, đũa thủy tinh, ống thủy tinh, kiềng, nam châm, cân, đĩa thủy tinh.
2. Học sinh: - Ôn bài chất và đọc trước bài mới.