Kỹ năng : Tiếp tục kĩ năng rèn luyện viết công thức và kĩ năng viết phương trình hoá học.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 101 - 103)

D) Phương pháp, kỹ thuật thực hiện.

2. Kỹ năng : Tiếp tục kĩ năng rèn luyện viết công thức và kĩ năng viết phương trình hoá học.

3. Thái độ: - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

4. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực

vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống.

B) Trọng tâm: - Định nghĩa của sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp.C) Chuẩn bị: C) Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, kết hợp với phương

pháp thuyết trình.

D) Tiến trình dạy học :

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học. 2. Các hoạt động học tập.

Hoạt động I: Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Em hãy nêu tính chất hoá học của oxi, viết phương trình hoá học minh hoạ? - Cho học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

+ Theo em sự oxi hoá là gì? + Phản ứng hoá hợp là gì?

+ Oxi có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất?

- Trả lời câu hỏi của giáo viên, viết phương trình hoá học.

+ Nhận xét, bổ sung.

Hoạt động II: Nghiên cứu sự oxi hoá là gì?

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Thông qua các ví dụ , giáo viên cần hướng cho học sinh rút ra định nghĩa về sự oxi hóa khử.

- Nghiên cứu sgk :

Ví dụ: Khí oxi tác dụng với S và P đỏ.

PTHH: S + O2 ⃗t0 SO2 4P + 5O2 ⃗t0 2P2O5

+ Nêu được khái niệm như sgk.

*) Tiểu kết: - Định nghĩa sự oxi hoá

+ Sự tác dụng của oxi với 1 chất sự oxi hóa. (chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất)

Hoạt động III: Nghiên cứu phản ứng hoá hợp là gì? (14 phút). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh nghiên cứu bảng ví dụ trong sgk yêu cầu học sinh thực hiện lệnh. + Các phản ứng trên là những phản ứng hoá hợp. - Hoạt động cá nhân. 4P + 5O2 ⃗t0 2P2O5 3Fe + 2O2 ⃗t0 Fe3O4

+ Các phản ứng trên đều tạo ra 1 sản phẩm từ nhiều chất phản ứng.

+ Vậy em hãy cho biết phản ứng hoá hợp là gì?

Đa số các phản ứng của oxi với các phi kim, kim loại cùng với sự tạo thành sản phẩm là 1 lượng nhiệt được thoát ra, những phản ứng như vậy được gọi là phản ứng toả nhiệt.

- Hoạt động cá nhân trả lời như sgk. Lắng nghe, ghi nhớ.

*) Tiểu kết: - Định nghĩa về phản ứng hóa hợp

+ Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.

Hoạt động IV: Nghiên cứu ứng dụng của oxi.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh quan sát hình vẽ 4.4 phóng to, từ cuộc sống nêu ứng dụng của oxi trong cuộc sống, sản xuất. + Em hãy phân loại các ứng dụng của oxi ?

- Cho học sinh nhận xét, đánh giá.

- Quan sát, nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi. + Nêu ứng dụng của oxi:

Dùng làm thuốc nổ, dùng cho hô hấp, làm nhiên liệu cho tên lửa, dùng cho hàn xì, dùng làm khí nén oxi cho thợ lặn, phi công, người bệnh....

+ Phân loại: ứng dụng của oxi được chia thành 2 loại.

Dùng cho hô hấp của người và động vật, dùng làm nhiên liệu.

*) Tiểu kết : - Ứng dụng của oxi.

+ Dùng làm thuốc nổ , dùng cho hô hấp , làm nhiên liệu cho tên lửa, dùng cho hàn xì, dùng làm khí nén oxi cho thợ lặn …

* Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học. 3. Cũng cô: - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau.

+ Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp, của lưu huỳnh với các kim loại (Mg), (Zn), (Fe), ( Al ) biết CTHH của hợp chất được tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2O3. - Hướng cũng cô bài.

+ Phương trình hóa học lưu huỳnh tác dụng với kim loại Magie: Mg + S ⃗t0 MgS

+ Phương trình hóa học lưu huỳnh tác dụng với kim loại kẽm: Zn + S ⃗t0 ZnS + Phương trình hóa học lưu huỳnh tác dụng với kim loại sắt: Fe + S ⃗t0 FeS + Phương trình hóa học lưu huỳnh tác dụng với kim loại nhôm: 2Al + 3S ⃗t0 Al2S3

*) Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm.

+ Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng hóa hợp a) 4Al + 3O2 ⃗t0 2Al2O3 b) CaCO3 ⃗t0 CaO + CO2

c) SO3 + H2O ❑⃗ H2SO4 d) CaO + H2O ❑⃗ Ca(OH)2

Đáp án: b

4. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 1đến 5/87.

- Hướng dẫn làm bài tập 3*/87: - VCH4 = 0,98 m3

- PTHH : CH4 + 2O2 ⃗t0 CO2 + 2H2O

- Vì tỉ lệ về số mol cũng là tỉ lệ về thể tích nên: Theo phương trình hoá học ta có: VO2 = 2.VCH4 = 2 . 0,98 = 1,96 m3

- Nghiên cứu trước bài “Oxi”. Theo em Oxit là gì? Oxit được phân loại như thế nào? Oxit được gọi tên như thế nào?

A) Mục tiêu :

1. Kiến thức: - Biết được oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi

- Biết công thức của oxit và tên gọi oxit.

- Biết được oxit gồm hai loại là oxit axit và oxit bazơ.

2. Kỹ năng: - Biết vận dụng thành thạo quy tắc lập công thức hoá học để lập công thức của

oxit.

3. Thái độ: - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

4. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực

tính toán; năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w