Trọng tâm : Phân loại và cách gọi tên oxit C) Chuẩn bị :

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 103 - 104)

D) Phương pháp, kỹ thuật thực hiện.

B) Trọng tâm : Phân loại và cách gọi tên oxit C) Chuẩn bị :

C) Chuẩn bị :

1. Giáo viên: - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2. Học sinh: - Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, kết hợp với phương

pháp thuyết trình.

D) Tiến trình dạy học :

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học.

2. Nêu vấn đề bài mới: Ở nội dung học kì I chúng ta đã được biết về 1 số công thức hóa học,

trong đó vẫn có 1 số công thức hóa học của oxit , vậy oxít là gì? có mấy loại oxit? công thức hóa học của oxít gồm những nguyên tố nào? cách gọi tên các oxít như thế nào?

3. Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu định nghĩa oxit

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Em hãy kể tên một vài oxit mà em đã biết?

+ Viết công thức của nó và nhận xét thành phần của các oxit đó?

- Cho học sinh nêu định nghĩa oxit. - Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng.

- Lấy ví dụ:

Ví dụ: SO2, P2O5, Fe3O4

- Nhân xét: Thành phần các oxit trên đều có oxi và một nguyên tố khác, là hợp chất.

- Nêu định nghĩa như sgk.

Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

*) Tiểu kết: - Định nghĩa oxit

+ Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Hoạt động II: Nghiên cứu công thức - phân loại oxit. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Nếu gọi nguyên tố liên kết với oxi là M, có chỉ số là x, hoá trị là a, chỉ số của oxi là y

+ Thì công thức của oxit là gì? Cho các nhóm nhận xét, đánh giá.

+ Em hãy nghiên cứu sgk và cho biết oxit được phân thành mấy loại?

- Cho học sinh nhận xét, đánh giá

- Hoạt động nhóm.

+ Công thức chung của oxit là: MxOy Theo quy tắc hoá trị: a.x = II . y + Phân loại oxit.

Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên. Oxit được chia thành 2 loại chính:

Oxit axit (thường là oxit của phi kim tương ứng

với 1 axit)

Oxit bazơ (oxit của kim loại tương ứng với 1

bazơ).

*) Tiểu kết: - Công thức hóa học và phân loại oxit.

+ Oxit được chia thành 2 loại chính: Oxit axit (thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit) và Oxit bazơ (oxit của kim loại tương ứng với 1 ba zơ).

Hoạt động IV: Nghiên cứu tên gọi oxit.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Thông báo cách gọi tên chung: Tên nguyên tố + oxit

+ Vậy theo em cách gọi tên của oxit axit & oxit bazơ có giống nhau không?

- Cho học sinh lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ cho câu trả lời của mình

- Cho học sinh nhận xét, đánh giá.

- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi. + Gọi tên các oxit có sự khác nhau:

+) Oxit axit: (Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + Tên phi kim + (Tiền tố chỉ số nguyên tử ox1. + oxit. +) Oxit bazơ: Tên kim loại (Kèm theo hoá trị của kim loại đa hoá trị) + Oxit.

+ Lấy ví dụ minh hoạ: P2O5: Điphôtphopentaoxit Fe2O3: Sắt(3. oxit.

*) Tiểu kết : - Tên gọi oxit .

+ Cách gọi tên chung: Tên nguyên tố + oxit (Na2O, NO …)

+Oxit bazơ: Tên kim loại (Kèm theo hoá trị của kim loại đa hoá trị) + Oxit .

+ Oxit axit: Tên phi kim (Tiền tố chỉ số ng tử phi kim) + oxít (Tiền tố chỉ số ng tử ox1. * Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w