DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 45 - 47)

V. Dặn dò: (2phút)

DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC

A) Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. - Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ và hoá chất trong phòng thí nghiệm.

3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, nhiệt tình tham gia thực hành với nhóm, trung thực.

4. Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực thực hành: Thao tác thí nghiệm, quan sát, nhận biết hiện tượng xảy ra...

B) Trọng tâm: Thí nghiệm 1, 2; Viết tường trình thí nghiệm.C) Chuẩn bị: C) Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, làm thử trước các thí nghiệm.

- Dụng cụ: Mỗi nhóm: mỗi nhóm 4 ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, 1 đũa thuỷ tinh.

- Hoá chất: Dung dịch Natricacbonat, dung dịch Canxihiđroxit, thuốc tím, nước cất.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm sgk, chuẩn bị báo cáo thực hành

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm, kết hợp với phương

pháp đàm thoại nêu vấn đề.

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Kiểm tra chuẩn bị: Giáo viên cho học sinh kiểm tra chuẩn bị và báo cáo nhóm mình. III) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Hoà tan và đun nóng kalipemanganat.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Cho học sinh nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm 1.

+ Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ, cho hoá chất để tiến hành thí nghiệm. Y/c học sinh tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng. + Cho học sinh giải thích hiện tượng trên.

Khi chưa hoà tan vào nước thuốc tím có màu gì? Khi tan vào nước, hỗn hợp có màu gì?

Bằng cách nào chứng minh được trong ống nghiệm 2 có xảy ra hiện tượng hoá học? - Cho các nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng.

- Học sinh nêu mục tiêu, các bước tiến hành

- Nêu thí nghiệm 1

+ Lắp dụng cụ và hoá chất theo hướng dẫn của giáo viên.

2. Lấy 2 ống nghiệm, ống 1 đựng nước và ống 2 khô.

Ông 1 cho thuốc tím vào, khuấy đều, quan sát.

Ông 2 cho thuốc tím vào lấy que đóm đang cháy cho vào miệng ống nghiệm và đáy ống nghiệm, đun nóng ống nghiệm, đồng thời, quan sát, sau một thời gian lấy nước cho vào ống nghiệm 2 khuấy đều, quan sát.

Nhận xét: Ông nghiệm: Thuốc tím tan làm nước có màu tím. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ở ống nghiệm 1: Hiện tượng vật lí

Ông nghiệm 2: Cho que đóm vào thấy que đóm bùng cháy, cho nước vào khuấy thấy chất rắn không tan xuất hiện, lắng xuống, nước vẫn trong.

+ Trước khi nung, thuốc tím tan được vào nước, sau khi nung chất rắn có màu đen, không tan vào nước, chứng tỏ chất rắn màu đen sau nung là chất mới.

tượng hoá học

Hoạt động II: Thí nghiệm thực hiện phản ứng với canxihiđroxit. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Y/c học sinh nêu mục tiêu của thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm + Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

+ Em hãy nêu hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm?

- Các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung, đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm, đánh giá sự thành công của thí nghiệm.

- Đại diện một nhóm nêu mục tiêu các bước tiến hành thí nghiệm. Các nhóm còn lại bổ sung.

+ Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên, quan sát và nhận xét hiện tượng.

+ Cho vào cốc 1 một ít nước, cốc 2 một ít dung dịch canxihiđroxit. Dùng ống hút thổi vào cả hai ống nghiệm.

Nhận xét:

+ Cốc 1: Không có hiện tượng gì. +Cốc 2: Hơi thở làm vẩn đục nước vôi trong, cốc 2 có phản ứng hoá học xảy ra.

Cốc 1: hiện tượng vật lí Cốc 2: hiện tượng hóa học

* Kết luận: - Giáo viên nhắc lại nội dung kiến thức chính của buổi thực hành. IV) Củng cô: - Yêu cầu học sinh viết tường trình thông qua câu hỏi.

+ Mô tả được những gì qua sát được ở thí nghiệm 1, và thí nghiệm 2, giải thích.

(Ông nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nghiệm nào xảy ra hiện tượng hóa học). V) Dặn do: - Hướng dẫn học bài.

- Giáo viên cho học sinh thu dọn thí nghiệm, lau rửa dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình, viết báo cáo thí nghiệm.

- Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo thí nghiệm và nạp báo cáo thí nghiệm. Về nhà:

- Nghiên cứu kỹ lại bài.

- Nghiên cứu lại các thao tác thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ và hoá chất.

- Nghiên cứu trước bài “Định luật bảo toàn khối lượng”: Em hãy nghiên cứu bài mới và so sánh tổng khối lượng của các chất tham gia với tổng khối lượng của các chất sản phẩm.

Ngày soạn: 12/11/2017

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 45 - 47)