D) Phương pháp, kỹ thuật thực hiện.
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết oxit là gì? Phân loại và tên gọi oxit?
3. Nêu vấn đề bài mới: Theo em oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp như thế nào? Phản ứng phân huỷ là gì?
4. Các hoạt động học tập:
Hoạt động I: Nghiên cứu điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ta có thể lấy hoá chất có đặc điểm như thế nào để điều chế? - Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 1 trong sgk để làm thí nghiệm theo nhóm. + HD HS cách lắp dụng cụ thí nghiệm 1. + Vậy em có nhận xét gì về phản ứng nhiệt phân trên? - Cho học sinh nghiên cứu sgk viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 2 trong sgk theo nhóm, làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Dựa vào tính chất vật lí của oxi em hãy nêu các phương pháp thu khí oxi? - Cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, hướng dẫn cho học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng.
- Vậy qua các thí nghiệm trên em hãy rút ra kết luận chung về nguyên tắc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?
- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Ta có thể lấy các hợp chất chứa oxi để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Thí nghiệm 1: Cho KMnO4 vào ống nghiệm đun nóng , đặt tàn đóm đỏ lên đầu ống nghiệm, quan sát hiện tượng.
+ Hiện tượng: Tàn đóm đỏ bùng cháy.
HS: Khi nhiệt phân muối KMnO4 ta được khí oxi tạo thành.
PTHH: 2KMnO4 ⃗t0 K2MnO4+ MnO2 + O2 (1) - Ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy không khí: Đặt đứng bình, cho ống dẫn khí sát đáy bình và thu khí hoặc thu bằng cách đẩy nước.
- Thí nghiệm 2: Cho một ít KClO3 vào ống nghiệm và tiến hành thí nghiệm như thí nghiệm 1, quan sát, cho một ít MnO2 vào ống nghiệm chứa KClO3 và làm thí nghiệm như thí nghiệm 1.
PTHH: 2KClO3 ⃗t0 2KCl + 3O2 (2) - Cách thu khí oxi: tương tự thí nghiệm 1
- Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ta dùng các hợp chất giàu oxi và dễ phân huỷ để phân huỷ chúng
*) Tiểu kết: - Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
+ PTHH: 2KMnO4 ⃗t0 K2MnO4+ MnO2 + O2 (1) + PTHH: 2KClO3 ⃗t0 2KCl + 3O2 ( 2)
Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ta dùng các hợp chất giàu oxi và dễ phân huỷ để phân huỷ chúng. (KMnO4 , KClO3 …)
Hoạt động II: Sản suất khí oxi trong công nghiệp
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giảm tải HS đọc thêm SGK
*) Tiểu kết : - Sản suất khí oxi trong công nghiệp
+ Thu từ nước: Dùng phương pháp điện phân nước ta thu được khí oxi và khí hiđro + Thu từ không khí: Dùng tháp chưng cất để chưng cất khí oxi.
Hoạt động III: Nghiên cứu phản ứng phân huỷ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh trả lời câu hỏi trong sgk điền số thích hợp vào ô trống.
+ Những phản ứng trên là những phản ứng phân huỷ.
+ Vậy em hãy cho biết phản ứng phân huỷ là gì?
Cho hoc sinh làm bài tập 1/94.
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng
- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. PTHH: a. 2KClO3 ⃗t0 2KCl + 3O2
b.2KMnO4 ⃗t0 K2MnO4 +MnO2 + O2
c. CaCO3 ⃗t0 CaO + CO2
Số chất phản ứng: a, b, c đều bằng 1. Số chất sản phẩm: a 2, b 3, c 2
Làm bài tập 1: Những chất có thể dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là: KClO3, KMnO4
*) Tiểu kết: - Định nghĩa phản ứng phân hủy
+ Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học, trong đó 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới * Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học