- Từ tiết 27 đến tiết 3
B) Trọng tâm : Ôn tập về phản ứng hóa học, mol và tính toán hóa học C) Chuẩn bị:
C) Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Sơ đồ hệ thống toàn nội dung chương trình học kì I. (nội dung cơ bản của chương I đến chương 3. .
2. Học sinh: - Nghiên cứu trước bài.
* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nếu vấn đề, kết hợp với phương
pháp thuyết trình.
D) Tiến trình dạy học :
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học. 2. Các hoạt động học tập:
Hoạt động I: Ôn tập về chất.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Cho học sinh hệ thống lại các kiến thức về chất qua sơ đồ:
- HS: Dựa vào sơ đồ trong sgk trả lời các câu hỏi của giáo viên.
+ Chất: Đơn chất: Kim loại, phi kim Hợp chất: Vô cơ, hữu cơ
+ Hạt đại diện cho chất là hạt như thế nào?
+ Công thức hoá học của một chất được biểu diễn ra sao? + Nêu quy tắc hoá trị?
- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung, đánh giá cho đúng.
+ Là phân tử, hoặc nguyên tử đối với đơn chất. + Công thức hoá học của một chất được biểu diễn bằng các kí hiệu của các nguyên tố và chỉ số.
+ Trong CTHH AxBy với A có hoá trị a; B có hoá trị b ta có: a.x = b.y.
Hoạt động II: Ôn tập về phản ứng hoá học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ và trả lời các câu hỏi.
+ Biến đổi chất theo hiện tượng Vật lí, hoá học
+ Phản ứng hoá hoc
+) Em hãy cho biết phương trình hoá học biểu diễn gì?
+) Dựa vào yếu tố nào để cân bằng phương trình hoá học?
+ Trong phản ứng hoá học khối lượng của các chất thay đổi như thế nào?
+ Phương trình hoá hoc biểu diễn phản ứng hoá học, gồm CTHH của các chất trong phản ứng và các kí hiệu.
+ Để cân bằng phương trình hoá học ta dựa vào định luật bảo toàn số nguyên tử của mỗi nguyên tố. + Trong phản ứng hoá học khối lượng của chất tham gia giảm dần còn khôi lượng của sản phẩm tăng dần, nhưng tổng khối lượng của các chất không thay đổi.
Hoạt động III: Ôn tập về mol và tính toán hoá học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ và trả lời các câu hỏi.
- Quan sát sơ đồ của giáo viên đưa ra, nghiên cứu trả lời câu hỏi.
+ Quan sát sơ đồ viết các công thức tính có liên quan đến sơ đồ.
VChất khí, m, n, M, dChất khí
+ Em hãy nêu các công thức tính có liên quan trong sơ đồ trên?
+ Em hãy nêu các bước tính % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất? - Cho học sinh nhận xét, đánh giá. + Em hãy nêu các bước xác định công thức hoá học khi biết % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất?
- Cho hoc sinh nêu các bước tính theo phương trình hoá học?
- Cho học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
n = m/M ; n = V /22,4 ; m = n . M ; M =m/n V = n . 22,4 ; dA/B = MA/MB
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Tính khối lượng mol của hợp chất, tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố, tính % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.
- Nêu các bước tính.
+ Nêu các bước tính theo phương trình hoá học: +) Viết phương trình hoá học
+) Tính số mol của chất tham gia và tạo thành (chất đã cho số liệu)
+) Từ phương trình hoá học tính số mol chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng (chất bài toán yêu cầu tìm).
* Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học.
3. Cũng cô: - Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức “chương I đến chương III”, giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa các nội dung bài học, nhớ và khắc sâu được kiến thức hơn , đồng thời biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hóa học.
4. Dặn dò: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, làm các bài tập ở sgk, và đề cương ôn tập, nghiên cứu kỹ lại bài.
- Nghiên cứu, ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
* Đề cương ôn tập ở nhà:
Câu 1: a) Viết công thức hoá học của các hợp chất sau:
- Cacbonđioxit (khí cacbonic), biết trong phân tử có 1 C và 2 O - Axit nitric, biết trong phân tử có 1 H, 1 N và 3 O
b) Lập công thức hoá học của những hợp chất hai nguyên tố sau: - Fe (3. và O - Ba (2. và OH (1. Tính phân tử khối của các hợp chất vừa tìm được.
Câu 2: Đốt cháy hết 9 g kim loại Mg trong khí oxi thu được 15 g hợp chất magie oxit (MgO).
a) Viết công thức về khối lượng. b) Tính khối lượng khí oxi cần dùng.
Câu 3: Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Fe2O3.
Câu 4: Cân bằng các PTHH theo sơ đồ phản ứng sau:
P + O2 → P2O5
Ca + HCl → CaCl2 + H2↑
Câu 5: Cho 13 gam Kẽm tác dụng vừa đủ với axit Clohiđric theo sơ đồ phản ứng sau:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ a) Lập phương trình phản ứng trên. b) Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc).
c) Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã dùng cho phản ứng trên. d) Tính số phân tử Zn đã phản ứng.
Ngày soạn: 15/12/2017