- Hoá chất: Nước, đường, xăng, dầu ăn.
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết các bước pha chế 1 dung dịch với nồng độ cho trước?
3. Nêu vấn đề bài mới: Làm thế nào để pha loãng được dung dịch với nồng độ cho trước?
4. Các hoạt động học tập:
Hoạt động I: Nghiên cứu cách pha loãng dung dịch với nồng độ cho trước Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ ở ví dụ a. - Thực hiện yêu cầu theo nhóm.
+ Để pha loãng dung dịch có nồng độ mol cho trước của dung dịch MgSO4 ta phải tính được đại lượng nào?
+ Cho học sinh nêu cách tiến hành pha loãng 1 dung dịch theo số liệu đã tính toán.
- Từ bài toán giáo viên cho học sinh nêu các bước chung để pha loãng dung dịch theo nồng độ mol/l cho trước.
- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ b trong sgk .
- Nêu các bước tính toán để pha loãng dung dịch.
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. - Giáo viên nhận xét, đưa ra kết luận đúng.
1. Pha loãng dung dịch với nồng độ mol cho trước. + Trước tiên ta phải tính số mol chất tan có trong 100ml dung dịch MgSO4 0,4 M:
nct = 0,4 x 0,1 = 0,04 (mol)
Sau đó ta phải tìm thể tích dung dịch MgSO4 2M: V = 1000x0,04 / 2 = 20 (ml)
+ Nêu cách tiến hành pha loãng dung dịch đã cho: Đong lấy 20 ml dung dịch MgSO4 cho vào bình thuỷ tinh có dung tích phù hợp , rót nước đến vạch 100 ml khuấy nhẹ ta được 100 ml dung dịch MgSO4 0,4 M. - Nêu các bước chung (sgk).
2. Pha loãng dung dịch với nồng độ % cho trước. - Nghiên cứu ví dụ, nêu các bước tính đại lượng và pha loãng dung dịch. Tính khối lượng chất tan. Tính khối lượng dung dịch ban đầu.
Tìm khối lượng nước cần dùng để pha loãng. - Các bước pha chế:
Cân khối lượng dung dịch ban đầu đã tính toán, cho vào cốc thuỷ tinh có dung tích phù hợp, cân lấy khối lượng nước cần pha loãng, rót từ từ nước đã cân vào cốc thuỷ tinh đã chứa chất tan, khuấy nhẹ ta được dung dịch cần pha loãng.
Hoạt động II: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
- Nghiên cứu làm bài tập theo nhóm: - Cho học sinh nghiên cứu và làm bài tập sau:
a. Pha 200 ml dung dịch NaCl 0,5 M từ dung dịch NaCl 2M.
b. Pha 100 gam dung dịch KOH 5% từ dung dịch KOH 10%.
- Cho các nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng.
a) Số mol của chất tan là: nct = 0,5 x 0,2 = 0,1 (mol) .
Thể tích của dung dịch cần lấy để pha:
V = 0,1/2 = 0,05 ( lít ) = 0,05x1000 = 50 (ml) + Cách pha chế: Đong lấy 50 ml dung dịch NaCl 2M cho vào cốc có dung tích phù hợp, rót nước từ từ vào cốc cho đến vạch 200 ml, khuấy nhẹ ta được dung dịch như yêu cầu. b) Khối lượng KOH: mKOH = 100x5/100 =5(gam) Khối lượng dung dịch KOH ban đầu cần lấy là: m ddKOH= 5x100/10 = 50 (gam)
Khối lượng nước cần lấy để pha: mdm = 100 - 50 =50 (gam).
+ Cách pha chế: Cân lấy 50 gam dung dịch KOH 5% cho vào cốc có dung tích phù hợp , cân lấy 50 gam nước cho từ từ vào cốc đựng chất tan khuấy nhẹ ta được dung dịch đã cho.
* Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học.
5. Cũng cô: - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau.
+ Tìm độ tan của 1 muối ở trong nước bằng phương pháp thực nghiệm, người ta có được kết quả như sau:
Nhiệt độ của dung dịch muối bão hòa là 20oC. Chén sứ có khối lượng 60,26 gam.
Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 gam.
Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước 66,26 gam. Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20oC.
- Hướng cũng cô bài:
+ Khối lượng dung dịch muối: mdd = 86,26 - 60,26 = 26 gam. + Khối lượng muối tan: mct = 66,26 - 60,26 = 6 gam.
+ Vậy cứ 20 gam nước hoà tan được 6 gam muối, ta có độ tan của muối là: S = 6x100/20 = 30 (gam).
6. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.- Làm bài tập 1, 3, 5/149. - Làm bài tập 1, 3, 5/149.
- Nghiên cứu trước bài Thực hành 7 - Chuẩn bị cho thực hành:
Mỗi nhóm: 1 bản báo cáo thực hành.
Ngày soạn: 20/4/2018