Hoá chất: Dây sắt, lọ chứa oxi, lọ chứa khí me tan.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 95 - 97)

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm, kết hợp với phương

pháp đàm thoại nêu vấn đề.

D) Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học.

2. Nêu vấn đề bài mới: Oxi ngoài tác dụng với phi kim (P, S), thì khí oxi còn tác dụng với

chất nào nữa hay không? 3. Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu tính chất hoá học của oxi.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm, nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm.

- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.

+ Cho học sinh nêu hiện tượng quan sát được và nhận xét hiện tượng.

+ Cho hoc sinh viết phương trình hoá học bằng cách nghiên cứu thông tin trong sgk .

- Theo em oxi có phản ứng với hợp chất không?

+ Em có nhận xét gì về hoá trị của oxi trong phản ứng?

2) Tác dụng với kim loại.

+ Thí nghiệm: Tác dụng với sắt.

+ Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm. Làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Lấy dây sắt quấn một ít than gỗ vào một đầu, đầu còn lại kẹp chắc vào kẹp sắt, cho vào lọ chứa oxi đã có một ít cát, lấy ra nung cho than cháy đỏ sau đó đưa dây sắt nhanh vào lọ.

- Quan sát hiện tượng:

Dây sắt cháy mãnh liệt tạo ra các hạt màu nâu bắn tung toé, sáng chói.

Viết phương trình hoá học. PTHH: 3Fe + 2O2 ⃗t0 Fe3O4

3) Tác dụng với hợp chất.

Nghiên cứu ví dụ trong sgk trả lời câu hỏi.

+ Khí oxi có thể phản ứng với nhiều hợp chất, như tham gia phản ứng cháy với các chất cháy thông thường …..

CH4 + 2O2 ⃗t0 CO2 + 2H2O

+ Trong các phản ứng oxi luôn có hoá trị II.

*) Tiểu kết: - Tính chất hoá học của oxi.

+ Tác dụng với kim loại: PTHH: 3Fe + 2O2 ⃗t0 Fe3O4

Hoạt động II: Luyện tập.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh làm bài tập 1 trang /84. +Cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung. - Cho học sinh làm bài tập 3 sgk/84. Cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung.

Làm bài tập 1: Hoạt động cá nhân.

.... Phi kim rất hoạt động ... phi kim ... kim loại ... hợp chất....

Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Phản ứng cháy của khí butan:

2C4H10 + 13O2 ⃗t0 8 CO2 + 10 H2O * Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học. 4. Cũng cô: - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau.

+ Nêu các ví dụ chứng minh oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động (đặt biệt là ở nhiệt độ cao) - Hướng cũng cô bài.

+ Tác dụng với lưu huỳnh: S + O2 ⃗t0 SO2

+ Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 ⃗t0 Fe3O4

+ Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2 ⃗t0 CO2 + 2H2O

*) Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm. + Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng.

a) Oxi là phi kim hoạt động rất mạnh, đặt biệt là ở nhiệt độ cao. b) Oxi tác dụng hầu hết với các kim loại, ở nhiệt độ phòng. c) Oxi không có mùi, không có màu.

d) Oxi cần thiết cho sự sống.

5. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.- Bài tập: Làm bài tập 2, 5/84. - Bài tập: Làm bài tập 2, 5/84.

- Hướng dẫn bài tập 5*:

+ Trong 24 gam đá có: 0,12 gam lưu huỳnh, ta có nS = 0,00375 (mol). + Khối lượng của C trong 24 gam là: 23,52 (gam), ta có nC = 1,96 (mol). +PTHH: C + O2 ❑⃗ CO2 (1)

S + O2 ❑⃗ SO2 (2)

+ Theo (1) nC = nCO2 = 1,96 (mol) , vậy VCO2 = 22,4 . 1,96 = 43,904 (l)

+ Theo (2) nS = nSO2 = 0,00375 (mol) , vậy VSO2 = 0,00375x22,4 = 0,084 (l). - Nghiên cứu bài “Sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp, ứng dụng của oxi”

Em hãy nghiên cứu bài mới và cho biết sự oxihoa là gì? Phản ứng hoá hợp là gì? Oxi có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất?

Ngày soạn: 19/01/2018

Tiết 39, 44:

OXI – SỰ CHÁY VÀ SỰ SỐNGA) Mục tiêu: A) Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Điều chế thành công oxi trong PTN từ các chất KMnO4 (thuốc tím), H2O2 (nước oxi già). - Thử thành công tính chất hóa học của oxi: Sự cháy của một số chất trong không khí và trong oxi.

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng làm thí nghiệm đ/c và thử t/c hóa học của oxi; sử dụng máy tính, điện thoại thông minh,…

3. Thái độ, tình cảm:

- Tự giác, độc lập suy nghĩ sáng tạo; yêu thích môn học. - Cẩn thận, bảo vệ bản thân, con người, môi trường,…

4. Định hướng phát triển năng lực:

- NL Sử dụng ngôn ngữ hóa học: Tên, CTHH, PTHH, báo cáo sản phẩm. - NL Nghiên cứu và THTN hóa học: Quan sát TN, nêu nhận xét, rút ra KL - NL Tự học: tự tìm hiểu thông tin về oxi-đ/c oxi; sự cháy, ứng dụng của oxi,…

- NL Giải quyết vấn đề: Phân tích tình huống, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong quá trình tìm hiểu chủ đề.

- NL Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: Lựa chọn kiến thức phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống liên quan đến oxi.

- NL Sáng tạo: Đề xuất được câu hỏi nghiên cứu, phương án thực hiện thu thập thông tin, làm thí nghiệm, báo cáo sản phẩm,…

- NL làm việc theo nhóm trong học tập

B) Thời gian:

* 4 tuần thực hiện trên lớp 2 tiết.

- Tiết 1: GV HD HS cách thức thực hiện các hoạt động; cách đánh giá theo phiếu HD.

- Tiết 2: GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo sản phẩm và đánh giá các hoạt động của HS (Dựa vào tiêu chí và phiếu đánh giá)

- Lưu ý: Khoảng thời gian từ tiết 1 đến tiết 2 là 4 tuần. Thời gian này GV thường xuyên kiểm tra tiến độ các nhóm HS thực hiện các HĐ 1,2,3 của chủ đề. Do bộ môn hóa học liên quan hóa chất và thí nghiệm có thể gây nguy hiểm cho HS, mặt khác HĐTNST là HĐ mới với HS nên có thể HD HS buổi chiều đến PTH nhà trường để làm các thí nghiệm có sự giám sát của GV)

C) Chuẩn bị:

1. GV: KMnO4, H2O2, MnO2

- Một số video thí nghiệm đ/c O2 từ KMnO4, H2O2

- Máy chiếu, máy tính; Ông nghiệm, giá, kẹp gỗ, đèn cồn.

- Mẫu phiếu cá nhân, phiếu đánh giá hoạt động (trang 42,43 SGK TNST)

- Photo phiếu CN tự đánh giá; phiếu các thành viên tự đánh giá…(trang 6 SGK TNST), Tài liệu toàn bộ chủ đề 5 (nếu HS chưa có SGK TNST)

2. HS: KMnO4, H2O2 mua ở ngoài thị trường, than củi, nến, kẹp gỗ, ống nghiệm (chén, lọ thủytinh, …), đền cồn tinh, …), đền cồn

- Giấy A0, A4, bút dạ, máy ảnh (ĐT chụp được ảnh)

- Các dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm, báo cáo sản phẩm.

- Máy tính có kết nối internet để tìm kiếm thông tin (hoặc điện thoại thông minh).

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 95 - 97)