THIẾT KẾ CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO MA TRẬN Câu 1: (3,0 điểm)

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 92 - 95)

Câu 1: (3,0 điểm)

a) Viết công thức hoá học của các hợp chất sau:

- Cacbonđioxit (khí cacbonic), biết trong phân tử có 1 C và 2 O - Axit nitric, biết trong phân tử có 1 H, 1 N và 3 O

b) Lập công thức hoá học của những hợp chất hai nguyên tố sau: - Al (III) và O - Ca (II) và OH (I) Tính phân tử khối của các hợp chất vừa tìm được.

Câu 2:(1,0 điểm) Đốt cháy hết 9 g kim loại Mg trong khí O2 thu được 15 g magie oxit (MgO). a) Viết công thức về khối lượng.

b) Tính khối lượng khí oxi cần dùng.

Câu 3: (1,5 diểm) Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất SO3.

Câu 4: (1,0 điểm) Hoàn thành các PTHH theo sơ đồ phản ứng sau:

P + O2 → P2O5 ; Fe + HCl → FeCl2 + H2↑

Câu 5: (3,5 điểm) Cho 16,25 gam Kẽm tác dụng vừa đủ với axit Clohiđric theo sơ đồ phản

ứng sau: Zn + HCl  ZnCl2 + H2 a) Lập phương trình phản ứng trên.

b) Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc).

c) Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã dùng cho phản ứng trên. d) Tính số phân tử Zn đã phản ứng.

(Biết: Ca = 40;Al = 27; C = 12; O = 16; Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5; S = 32)

E) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1: (3,0 điểm) a) Viết đúng công thức hoá học 1 hợp chất được 0,5 điểm

- Cacbonđioxit (khí cacbonic): CO2 ; - Axit nitric: HNO3

b) Lập công thức hoá học đúng 1 hợp chất được 0,5 điểm

Al (3. và O → Al2O3 Ca (2. và OH (1. → Ca(OH)2

Tính phân tử khối của 1hợp chất được 0,5 điểm

Al2O3 = (2 x 27) + (3 x 16) = 102 Ca(OH)2 = 40 + 2(16 +1) = 74

Câu 2: (1,0 điểm)

a. mMg + mO2 = mMgO (0,5 điểm) b. mO2 = mMgO - mMg = 15 - 9 = 6 (g) (0,5 điểm) b. mO2 = mMgO - mMg = 15 - 9 = 6 (g) (0,5 điểm)

Câu 3: (1,5 diểm) MSO3 = 32 + 3 x 16 = 80g (0,5 điểm) %S = 80

32

100% = 40% (0,5 điểm) %O = 100% - 40% = 60% (0,5 điểm)

Câu 4: (1,0 điểm) Cân bằng mỗi PTHH được 0,5 điểm

4 P + 5 O2 → 2P2O5 Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2↑

Câu 5: (3,5 điểm)

Số mol Zn: nZn = (0,5điểm) a) Lập phương trình phản ứng trên.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ (0,5điểm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1mol 2mol 1mol 1mol 0,25 mol 0,5 mol 0,25 mol 0,25 mol

2H H n = nZn = 0,2 (mol) (0,5điểm) b)Thể tích khí H2 thoát ra (đktc):V = n.22,4 = 0,25.22,4 = 5,6( lít) (0,5điểm) HCl n = 2nZn = 0,4 (mol) (0,5điểm)

c) Khối lượng axit Clohiđric (HCl) đã dùng cho phản ứng trên.

mHCl = n.M = 0,5.36,5 = 18,25 (g). (0,5điểm) , mol M m 25 0 65 16,25 

HỌC KỲ II

Ngày soạn: 05/01/2018

CHƯƠNG IV: OXI KHÔNG KHÍ

Tiết 37: BÀI 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI (Tiết 1)

A) Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết được: Trong điều kiện thường oxi là chất khí không màu, không mùi, ít

tan trong nước, nặng hơn không khí.

- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim.

2. Kỹ năng: - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số phi kim, biết

cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

3. Thái độ: - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

4. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực

vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống.

B) Trọng tâm: - Oxi tác dụng với phi kim (tác dụng với lưu huỳnh, tác dụng với phot pho) C) Chuẩn bị: C) Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Dụng cụ: Bình thuỷ tinh, nút cao su, muỗng sắt, đèn cồn. - Hoá chất: Phốt pho đỏ, lưu huỳnh, lọ chứa oxi.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm, kết hợp với phương

pháp đàm thoại nêu vấn đề.

D) Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học. 2. Nêu vấn đề bài mới: Oxi có những tính chất hoá học nào? 3. Các hoạt động học tập.

Hoạt động I: Nghiên cứu tính chất vật lí của oxi.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh quan sát lọ chứa khí oxi cho học sinh các nhóm nhận xét.

+ Quan sát lọ chứa khí oxi em thấy nó có màu gì?

- Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan sát lọ đựng khí oxi,nghiên cứu sgk. + Nhận xét theo gợi ý của sgk.

Khí oxi là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí , ít tan trong nước.

*) Tiểu kết: - Tính chất vật lí của oxi

+ Khí oxi là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

Hoạt động II: Tính chất hoá học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh nghiên cứu các thí nghiệm trong sgk.

Nêu mục tiêu của thí nghiệm 1. - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. + Em có nhận xét gì về sự cháy của lưu huỳnh ở ngoài không khí và ở trong lọ chứa oxi?

1) Tác dụng với phi kim.

- Thí nghiệm 1: Tác dụng với lưu huỳnh.

Hoạt động nhóm nêu mục tiêu, các bước thí nghiệm 1.

Làm thí nghiệm theo sgk dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Lấy vào muỗng sắt một ít lưu huỳnh, đốt trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy

+ Tại sao lưu huỳnh cháy trong khí oxi lại mãnh liệt hơn?

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung.

Viết phương trình hoá học.

- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 2 trong sgk.

+ Nêu mục tiêu của thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm.

- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.

- Cho học sinh nhận xét hiện tượng. + Khói trắng đó là điphotpho pentaoxit (P2O5), em hãy viết phương trình hoá học?

- Qua các phản ứng ở 2 thí nghiệm em có nhận xét gì về điều kiện của phản ứng? - Vậy em có kết luận gì về tính chất của oxi với phi kim? - Cho học sinh cả lớp nhận xét bổ sung. -Giáo viên chỉnh sửa kết luận cho đúng.

vào lọ chứa khí oxi. + Nhận xét hiện tượng:

Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, cháy trong lọ chứa oxi mãnh liệt.

Nghiên cứu, trả lời: Do mật độ tiếp xúc giữa oxi và lưu huỳnh lớn hơn ngoài không khí.

+ Viết phương trình hoá học. PTHH: S + O2 ⃗t0 SO2

- Thí nghiệm 2: Tác dụng với phốt pho.

+ Nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm. Hoạt động nhóm làm thí nghiệm.

+Lấy một ít phốt pho đỏ vào muỗng sắt, cho vào lọ chứa oxi, đốt cháy phốt pho ngoài không khí, đưu nhanh vào lọ chứa oxi - quan sát.

+ Nhận xét hiện tượng theo nhóm.

Phốt pho đỏ cháy mãnh liệt hơn trong lọ chứa oxi tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Viết phương trình hoá học:

4P + 5O2 ⃗t0 2 P2O5

Ở cả 2 thí nghiệm đều cần có nhiệt độ cao làm xúc tác.

Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với nhiều phi kim tạo ra oxit.

*) Tiểu kết: - Tính chất hoá học.

+ Thí nghiệm 1: Tác dụng với lưu huỳnh:

Phương trình hoá học: S + O2 ⃗t0 SO2

+ Thí nghiệm 2: Tác dụng với phốt pho:

Phương trình hoá học: 4P + 5O2 ⃗t0 2 P2O5

(Ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, thì phản ứng (P) với oxi mạnh hơn so với (S) với ox1. * Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học . 4. Cũng cô T1: - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau.

+ Đốt cháy 6,2 gam phot pho trong bình chứa khí oxi dư, tạo thành sản phẩm là (P2O5) điphotphopentaoxit (là chất rắn màu trắng)

Tính khối lượng của sản phẩm tạo thành (P2O5)

- Hướng cũng cô bài

Theo bài ra ta có phương trình phản ứng: 4P + 5O2 ⃗t0 2 P2O5

Số mol của (P) được tạo thành là: nP = 6,2/31 = 0,2 ( mol) Vậy theo phương trình phản ứng ta có: 4 mol P → 2 mol P2O5

0,2 mol P → 0,1 mol P2O5

Khối lượng P2O5 = 0,1x142 = 14,2 (gam)

5. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập: Làm bài tập 1, 4, 6 SGK trang 84.

- Nghiên cứu phần còn lại của bài “Tính chất của oxi” chuẩn bị các hóa chất dụng cụ cùng với giáo viên trước buổi học.

Tiết 38: BÀI 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI (Tiết 2)

A) Mục tiêu :

1. Kiến thức: - Biết được: Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng

với nhiều kim loại và hợp chất.

2. Kỹ năng: - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số kim loại và

hợp chất, biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

3. Thái độ: - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

4. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực

tính toán; năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống.

B) Trọng tâm: - Tác dụng với kim loại, tác dụng với hợp chất.C) Chuẩn bị: C) Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.- Dụng cụ: Bình thuỷ tinh, nút cao su, đèn cồn… - Dụng cụ: Bình thuỷ tinh, nút cao su, đèn cồn… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 92 - 95)