II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 Ổn định lớp (1phút).
ĐIỀU CHẾ KHÍ HĐRO – PHẢN ỨNG THẾ
I. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống dẫn khí, nút cao su, bình kíp, chậu thuỷ tinh - Hoá chất: Nước, dung dịch HCl, kẽm viên.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.
* Phương pháp: Sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm, đàm thoại nêu vấn đề.
II.
Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học.
2. Nêu vấn đề bài mới: Theo em khí hiđro trong phòng thí nghiệm được điều chế như thế nào?
Phản ứng thế là gì?
3. Các hoạt động học tập.
Hoạt động I: Nghiên cứu phương pháp điều chế khí hiđro Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm trong sgk.
Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm
- Làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Cho học sinh nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Khí thoát ra tác dụng với oxi không khí tạo ra hơi nước. + Vậy theo em khí đó là khí gì?
Cho học sinh nghiên cứu sgk viết phương trình hoá học .
+ Em hãy dựa vào tính tan của khí hiđro trong nước và tính nhẹ hơn không khí để nêu phương pháp thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm? - Cho học sinh quan sát hình 5.5 sgk để trả lời câu hỏi.
Cho 2 học sinh biểu diễn thí nghiệm cho cả lớp quan sát.
- Giáo viên cần giải thích h/s rõ hơn về bài nước.
1) Điều chế khí hiđro, trong phòng thí nghiệm. a. Điều chế:
- Hoạt động nhóm nghiên cứu thí nghiệm: Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm Làm thí nghiệm theo nhóm.
Thí nghiệm:
+ Cho một mãnh kẽm vào ống nghiệm chứa 2 đến 3 ml dung dịch HCl.
+ Nhận xét hiện tượng: đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí, đốt ngọn lửa trên đầu ống dẫn khí, lấy ống nghiệm khác úp lên ngọn lửa đang cháy. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
Nhận xét: Có bọt khí bám xung quanh mảnh kẽm và nổi lên.
Đầu ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa sáng xanh, có hơi nước đọng lại trong ống nghiệm úp lên phía trên ngọn lửa , khí thoát ra là khí hiđro.
PTHH : Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ (1) b. Thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm.
- Dựa vào câu gợi ý của giáo viên để nêu các phương pháp thu khí hiđro.
+ Thu bằng cách đẩy không khí:
Đặt đứng ống nghiệm, cho đầu ống dẫn khí vào sát đáy ống nghiệm thu khí, khí hiđro nhẹ hơn không khí sẽ đẩy không khí ra ngoài.
+ Thu bằng cách đẩy nước: Đặt úp ồng nghiệm chứa đầy nước vào chậu nước cho ngập miệng ống nghiệm, đưa ống dẫn khí vào miệng ống nghiệm, khí hiđro ít tan trong nước nổi lên chiếm chỗ của nước trong ống nghiệm.
2) Điều chế khí hiđro trong phòng công nghiệp.
(Đọc thêm)
+ Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm: Cho 1 mãnh kẽm vào ống nghiệm chứa 2 đến 3
ml dung dịch HCl, có bọt khí bám xung quanh mảnh kẽm và nổi lên. (có 2 cách thu khí Hiđro: Thu bằng cách đẩy không khí, thu bằng cách đẩy nước)
PTHH : Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Hoạt động II: Phản ứng thế là gì?
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh nghiên cứu 2 ví dụ trong sgk và trả lời câu hỏi. - Cho học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung và chỉnh sửa lại cho đúng.
2 phản ứng trên là hai phản ứng thế. + Vậy em hãy cho biết phản ứng thế là gì?
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá, làm bài tập 1 để vận dụng.
Cho cả lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng.
Nghiên cứu ví dụ SGK và trả lời câu hỏi. Zn + 2HCl ❑⃗ ZnCl2 + H2 ↑
Fe + H2SO4 ❑⃗ FeSO4 + H2 ↑
Trong các phản ứng trên Zn và Fe đã thay thế ngtử hiđro trong các axit và giải phóng khí hiđro. 2. Định nghĩa. Trả lời câu hỏi như trong sgk. - Làm bài tập 1.
+ Các phản ứng ở trường hợp a và trường hợp c dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm. Zn + 2HCl ❑⃗ ZnCl2 + H2 ↑
2Al + 6HCl ❑⃗ 2AlCl3 + 3H2 ↑
*) Tiểu kết: - Định nghĩa về phản ứng thế.
+ Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
* Kết luận: - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội .