Các hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 107 - 109)

D) Phương pháp, kỹ thuật thực hiện.

3. Các hoạt động học tập.

Hoạt động I: Nghiên cứu thí nghiệm xác định thành phần của không khí. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Để xác định thành phần chính của không khí ta cần làm thí nghiệm. - Hoạt động nhóm làm thí nghiệm:

+ Thí nghiệm:

+) Đốt phốt pho đỏ trong muỗng sắt rồi đưa nhanh vào ống thuỷ tinh hình trụ đặt trong chậu nước, đậy nút cao su theo dõi sự dâng nước trong ống thuỷ tinh.

+ Hướng dẫn hs lắp dụng cụ thí nghiệm tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu học sinh nêu vạch nước trước khi đốt phốt pho và sau khi đốt.

+ Khi ống nghiệm được đậy kín chất nào đã làm cho P đỏ cháy?

+ Tại sao nước lại dâng lên?

Biết trong không khí chủ yếu là khí N2 và khí O2.

+ Em hãy cho biết thành phần của 2 khí này dựa vào thí nghiệm đã làm?

- Nhận xét: Trước khi đốt P vạch nước ở vị trí số 1, sau khi đốt P vạch nước ở vị trí số 2.

+ Khi ống nghiệm được đậy kín thì khí oxi đã làm cho P cháy tạo ra khói trắng tan trong nước. + Do khí oxi đã tác dụng nên làm cho áp xuất giảm đi, làm cho nước dâng lên bằng thể tích khí oxi đã mất đi trong quá trình phản ứng.

+ Dựa vào phản ứng trong thí nghiệm ta có thể xác định được thành phần của khí oxi trong không khí gần bằng 1/5 thể tích không khí, thể tích của khí N2 trong không khí gần bằng 4/5 thể tích không khí.

*) Tiểu kết: - Thí nghiệm xác định thành phần của không khí .

+ Thành phần của khí oxi trong không khí gần bằng 1/5 thể tích không khí, thể tích của khí N2

trong không khí gần bằng 4/5 thể tích không khí.

Hoạt động II: Ngoài khí Nitơ và khí Oxi, không khí còn có khí nào khác. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Hoạt động cá nhân: - Trả lời câu hỏi sgk.

+ Hiện tượng chứng tỏ không khí chứa hơi nước:

+) Hiện tượng đọng sương vào buổi sáng.

+ Hiện tượng chứng tỏ không khí chứa khí CO2:

+) Hiện tượng tạo màng trắng với nước vôi tôi ở hố vôi.

- Nêu thành phần của không khí. Cho học sinh nhận xét, đánh giá.

Thành phần của không khí gồm 21% khí oxi , 78% khí nitơ và 1% còn lại là của các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm, bụi khói...)

*) Tiểu kết : - Ngoài khí Nitơ và khí Oxi, không khí còn có khí nào khác như là: + Thành phần của không khí gồm 21% khí oxi, 78% khí nitơ và 1% còn lại là của các khí khác

(CO2, hơi nước, khí hiếm, bụi khói...)

Hoạt động III: Bảo vệ không khí trong lành và tránh ô nhiễm. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho học sinh nghiên cứu sgk và cho biết tác hại của không khí bị ô nhiễm + Từ đó nêu các phương pháp bảo vệ không khí trong lành.

- Cho học sinh cả lớp nhận xét, đánh giá.

+ Không khí bị ô nhiễm làm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đời sống động thực vật, phá hủy các kì quan, phá huỷ các công trình ....

+ Phương pháp bảo vệ không khí trong lành: Xử lí rác thải, khí thải của các nhà máy, bệnh viện, lò đốt, phương tiên giao thông....

+ Bảo vệ môi trường là sức khoẻ của mỗi người.

*) Tiểu kết: - Bảo vệ không khí trong lành và tránh ô nhiễm.

+ + Phương pháp bảo vệ không khí trong lành: Xử lí rác thải, khí thải của các nhà máy, bệnh

viện, lò đốt, phương tiên giao thông....

Hoạt động IV: Nghiên cứu sự cháy.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

+ Phản ứng của lưu huỳnh với oxi, phot pho với oxi có kèm theo hiện tượng gì? - Yêu cầu học sinh viết phương trình hoá học và cho biết các phản ứng đó có xảy ra sự oxi hoá không?

+ Trong các PƯ trên đều xảy ra sự cháy. Vậy em hãy cho biết sự cháy là gì? + Sự cháy trong không khí và sự cháy trong bình khí oxi có gì giống và khác nhau?

- Cho học sinh nhận xét, đánh giá

+ Lưu huỳnh và phốt pho khi phản ứng với oxi đều cháy toả nhiệt và phát sáng.

- Các phản ứng trên đều xảy ra sự oxi hoá. PTHH : S + O2 ⃗t0 SO2 4P + 5O2 ⃗t0 2P2O5

+) Giống nhau: Đều xảy ra sự oxi hoá.

+) Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, nhiệt toả ra ít hơn.

*) Tiểu kết: - Khái niệm về sự cháy. + Sự cháy là sự oxi hóa chậm, có tỏa nhiệt và phát sáng.

Hoạt động V: Sự oxi hoá chậm

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Trong tự nhiên các đồ vật bằng gang, thép dần bị gỉ, do chuyển dần thành oxit khi tác dụng với oxi không khí. Ví dụ : 4Fe + 3O2 ❑⃗ 2Fe2O3 + Q - Trong PƯ này có sự oxi hoá chậm. + Vậy theo em sự oxi hoá chậm là gì? Cho học sinh nhận xét, đánh giá

Cho học sinh lấy ví dụ về sự oxi hoá chậm.

Nếu gặp điều kiện thích hợp thì sư oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy. Đống than để đống có thể bị bốc cháy nếu gặp thời tiết thích hợp, rừng nứa bị cháy khi trời nóng....

- Nghiên cứu ví dụ giáo viên đưa ra để trả lời câu hỏi.

+ Phản ứng trên cũng xảy ra sự oxi hoá, toả nhiệt nhưng không phát sáng. + Vậy sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

Lấy được ví dụ về sự oxi hoá chậm. Lắng nghe - ghi nhớ.

*) Tiểu kết: - Khái niệm về sự oxi hóa chậm.

+ Vậy sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Hoạt động VI: Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho học sinh nghiên cứu sgk.

+ Nêu điều kiện để phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy.

Cho cả lớp nhận xét, đánh giá.

+ Cho học sinh nêu phương pháp cụ thể để dập tắt sự cháy.

- Cho học sinh nhận xét, đánh giá - Liên hệ thực tế nêu pp cụ thể: Dùng nước để hạ nhiệt độ cháy.

Dùng đất, cát, chăn .... để cách li chất cháy với oxi.

- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi: + Điều kiện phát sinh sự cháy:

+) Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy. +) Phải đủ oxi cung cấp cho sự cháy. + Biện pháp dập tắt sự cháy:

+) Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy.

+) Cách li chất cháy với oxi.

*) Tiểu kết : - Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.

+ Điều kiện phát sinh sự cháy: Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy. Phải đủ oxi cung cấp cho sự cháy. + Biện pháp dập tắt sự cháy: Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy.

Cách li chất cháy với oxi. * Kết luận : - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w