Hoá chất: Thuốc tím, Lưu huỳnh.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 111 - 115)

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm

D) Tiến trình dạy học :

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

2. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh : Giáo viên cho học sinh kiểm tra chuẩn bị thí nghiệm, và

báo cáo thí nghiệm của nhóm mình.

3. Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Điều chế và thu khí oxi. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động nhóm:

- Cho học sinh nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm.

Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ, cho hoá chất để tiến hành thí nghiệm.

+ Cho học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng. + Tại sao ta lại phải đặt hơi chúc miệng ống nghiệm xuống?

+ Đặt hơi chúc miệng ống nghiệm xuống khi đun nhiệt không tập trung tại đáy ống nghiệm sẽ tránh được vỡ ống nghiệm trong quá trình đun.

+ Miếng bông ở đầu ống nghiệm có tác dụng gì?

+ Miếng bông ở đầu ống nghiệm có tác dụng chắn không cho bụi đi vào ống dẫn khí cùng khí oxi thu được.

- Cho học sinh tiến hành thu khí oxi theo các phương pháp thu đẩy không khí và thu đẩy nước.

+ Làm thế nào để nhận biết khí oxi đã đầy trong lọ chứa khi thu bằng phương pháp đẩy không khí?

- Cho học sinh báo cáo kết quả thu khí của các nhóm.

1. Thí nghiệm 1:

+ Cho vào ống nghiệm một ít thuốc tím, đặt một ít bông lên đầu ống nghiệm , lắp dụng cụ như hình 4.8 lên giá thí nghiệm, đun nóng cả ống nghiệm, sau đó đun ở phần chứa thuốc tím. -Thu khí vào bình thuỷ tinh và ống nghiệm.

+ Dùng tàn đóm đỏ cho lên miệng ống nghiệm, nếu tàn đóm bùng cháy chứng tỏ ống nghiệm đã đầy khí oxi.

Hoạt động II: Thí nghiệm thử tính chất của oxi.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động nhóm:

- Cho học sinh nêu mục tiêu của thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm Đại diện một nhóm nêu mục tiêu các bước tiến hành thí nghiệm .

Các nhóm còn lại bổ sung. + Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

+ Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên, quan sát và nhận xét hiện tượng.

- Cho các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung, đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm, đánh giá sự thành công của thí nghiệm.

2. Thí nghiệm 2:

Cho vào muỗng sắt một ít lưu huỳnh bằng hạt đậu, đốt cháy ngoài không khí, sau đó đưa vào ống nghiệm chứa oxi.

- Nhận xét: Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn cháy ngoài không khí.

PTHH : S + O2 ⃗t0 SO2 + Q

4. Cũng cô: - Giáo viên cho học sinh viết tường trình thí nghiệm, thu dọn thí nghiệm, lau rửadụng cụ thí nghiệm, cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình. dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình.

5. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo thí nghiệm và nạp báo cáo thí nghiệm về

nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.

- Nghiên cứu lại các thao tác thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ và hoá chất. - Nghiên cứu bài "Luyện tập 5" chuẩn bị sơ đồ, bảng phụ cho tiết học sau.

Ngày soạn: 03/02/2018

Tiết 46: BÀI 29: BÀI LUYỆN TẬP 5

A) Mục tiêu :

1. Kiến thức: Cũng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về chương IV về

oxi, không khí, sự oxi hoá, sự cháy, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng: Tính theo công thức hoá học, phương trình hoá học.

3. Thái độ: Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể.

4. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực

tính toán; năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống.

B) Trọng tâm: - Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hóa học.C) Chuẩn bị: C) Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, kết hợp với phương

pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

D) Tiến trình dạy học :

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

2. Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Kiến thức cần nhớ

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho học sinh nghiên sơ đồ: Hợp chất giàu oxi khí oxi.

Tính chất vật lí, tính chất hoá học; Sự oxi hoá, đơn chất, hợp chất Oxit: Oxit axit, oxit bazơ

+ Trong các phản ứng của oxi với các chất thì Oxi đóng vai trò là chất gì?

+ Đặc điểm chung của phản ứng giữa oxi với đơn chất là gì?

- Theo em sự oxi hoá chậm khác với sự cháy ở điểm nào?

+ Oxi đóng vai trò là chất oxi hoá trong các phản ứng của các chất với nó.

+ Đó là sản phẩm tạo ra đều là oxit, và các phản ứng đó đều có xảy ra sự oxi hoá.

- Sự cháy có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hoá chậm chỉ toả nhiệt nhưng không phát sáng.

Hoạt động II: Luyện tập.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 1/100. - Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá, giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 3/101 - Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá, giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 8/101. Bài tập 1. PTHH: a. C + O2 ⃗t0 CO2 b. 4P + 5O2 ⃗t0 2P2O5 c. 2H2 + O2 ⃗t0 2H2O d. 4Al + 3O2 ⃗t0 2Al2O3 Bài tập 3. a. Các oxit axit: CO2, SO2, P2O5 vì chúng là những oxit của phi kim và oxi. b. Các oxit bazơ : Na2O, MgO, Fe2O3 vì chúng là những oxit của kim loại với oxi. Bài tập 8.

a.PTHH : 2KMnO4 ⃗t0 K2MnO4 + MnO2 + O2

Thể tích khí oxi trong phản ứng là:

VO2pư = 20.100 + 2.100 = 2200 ml = 2,2 (lít)

nO2 = 2,2 / 22,4 = 0,1 (mol)

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét. - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

KMnO4 = 2. O2 = 0,2 (mol)

m KMnO4 = 0,2 . 158 = 31,6 (gam)

* Kết luận: - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học.

3. Cũng cô: - Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh

lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội.

4. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.- Bài tập: Làm bài tập 2, 4, 5, 6, 7 / 101. - Bài tập: Làm bài tập 2, 4, 5, 6, 7 / 101.

Ngày soạn: 15/02/2018

Tiết 47: KIỂM TRA 45 PHÚT

A) Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- HS nhớ lại tính chất hóa học của oxi. Viết được các PTHH minh họa. - Xác định được thành phần không khí dựa vào thí nghiệm

- Phân biệt các loại phản ứng hóa học

- Tính khối lượng, thể tích chất khí liên quan đến oxi.

2. Kỹ năng, năng lực.

- Phát huy năng lực viết PTHH, thực hành thí nghiệm, tính toán liên quan đến oxi.

3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần phê và tự phê cao.

B)Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đề kiểm tra.

2. Học sinh: Nghiên cứu, ôn tập chuẩn bị giấy kiểm tra.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 8 Giao an ca nam (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w