- Từ tiết 27 đến tiết 3
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 5:
Tiết 31: BÀI 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (Tiết 2)
A) Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh: - Nghiên cứu trước bài.
* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, kết hợp với phương
pháp thuyết trình (thông báo).
B) Tiến trình dạy học :
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học. (3 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu các bước tính tỉ lệ % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất?
3. Nêu vấn đề bài mới: Làm thế nào để xác định công thức hoá học khi biết % về khối lượng của câc nguyên tố trong hợp chất?
4. Các hoạt động học tập:
Hoạt động I: Biết thành phần % của các nguyên tố trong hợp chất - Tìm CTHH của hợp chất.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Học sinh nghiên cứu sgk, nghiên cứu ví dụ:
Trả lời câu hỏi:
+ Muốn tìm được công thức hoá học của hợp chất ta phải tính được gì?
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá. + Muốn tính được số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất ta phải tính được gì? Cho học sinh nhận xét, đánh giá.
+ Vì sao ta biết số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố ta lại xác định được công thức hoá học?
+ Em hãy nêu các bước tìm CTHH của hợp chất khi biết % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất?
+ Nếu chỉ biết được % khối lượng của các nguyên tố ta có thể xác định CTHH của hợp chất không?
- Suy luận tìm ra câu trả lời: + Thành phần phần trăm của các nguyên tố có trong hợp chất. mCu = 160.40/100 = 64 (gam) mS = 160.20/100 = 32 (gam) mO = 160.40/100 = 64 ( gam ) nCu = 64/64 = 1 (mol) nS = 32/32 = 1 (mol) nO = 64/16 = 4 (mol) CTHH: hợp chất CuSO4
- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
+ Ta phải tính được khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất.
+ Phải tính được số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
+ Vì tỉ lệ về số mol cũng chính là tỉ lệ về số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
- Nêu được các bước tiến hành như sgk.
*) Tiểu kết: - Xác định công thức hóa học của hợp chất.
+ Ta phải tính được khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất.
+ Phải tính được số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. + Xác định công thức hóa học của hợp chất.
Hoạt động II: Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh làm bài tập 2 sgk/71. + Em hãy cho biết nguyên tử khối của Cl và Na là bao nhiêu?
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên. a. Khối lượng của Cl trong 1 mol hợp chất là: mCl = 58,5.60,68/100 = 35,5 gam
mNa = 58,5 - 35,5 = 23 gam
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là: nCl = 35,5/35,5 = 1 mol
- Vậy qua đây chúng ta thấy: Muốn tính % của nguyên tố còn lại trong hợp chất ta lấy 100% trừ đi % của các nguyên tố đã tính.
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá bổ sung cho đúng.
+ Cho học sinh làm bài tập 4 sgk/71. Cho học sinh nhận xét, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá.
nNa = 23/23 = 1 mol
+ Suy ra trong một phân tử hợp chất trên có 1 nguyên tử Cl và 1 nguyên tử Na.
+ Vậy công thức hoá học của hợp chất là: NaCl - Hoạt động nhóm làm bài tập:
mCu = 80.80/100 = 64 gam mO = 80- 64= 16 gam nCu =64/64 = 1 mol nO = 16/16 = 1 mol
Trong 1 phân tử chất có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.
Vậy công thức hoá học của hợp chất là: CuO. * Kết luận: - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội.
5. Cũng cô T2: - Giáo viên làm bài tập sau:
+ Tìm công thức hóa học của khí A, biết rằng khí A nặng hơn khí Hiđro là 17 lần, thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.
- Hướng cũng cô bài.
+ Áp dụng công thức về tỉ khối ta có: dA/B = MA/MB
dA/H2 = MA/2, suy ra MA = 17.2 = 34 (gam) Mặt khác ta có : khối lượng của mỗi nguyên tố, có trong 1mol hợp chất A.
mH = 5,88.34/100 = 2 (gam)
mS = 34 - 2 = 94,12.34/100 = 32 (gam)
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố, có trong 1mol hợp chất. nH = 2/1 = 2 mol, nS = 32/32 = 1 mol.
Vậy trong 1mol hợp chất A, có 2 mol nguyên tử H, và 1mol nguyên tử S. Công thức hóa học của hợp chất A là: H2S
*) Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm.
+ Oxit kim loại R ở mức hóa trị thấp chứa 22,56% oxi, cũng oxit kim loại đó ở mức hóa trị cao chứa 50,48%, vậy kim loại R là kim loại nào sau đây?
a) Ca b) Mg c) Mn d) Cu Đáp án: c
6. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập: Làm bài tập 2 b, 5 sgk/71.
- Nghiên cứu của bài: “Tính theo phương trình hoá học”. Nghiên cứu sgk và tự tìm hiều để nêu cách tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm trong một phản ứng hoá học?
Ngày soạn: 26/11/2017