D) Phương pháp, kỹ thuật thực hiện.
5. Cũng cô: Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau
+ Sự khác nhau về việc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào? (nguyên liệu, sản lượng, giá thành)
- Hướng cũng cô bài:
+ Sự khác nhau về việc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. +) Nguyên liệu: Thí nghiệm: Hóa chất để điều chế khí oxi là ít, khó tìm.
Công nghiệp: Hóa chất nhiều, dễ tìm. +) Sản lượng: Thí nghiệm: Điều chế ít.
Công nghiệp: Điều chế nhiều. +) Giá thành: Thí nghiệm: Giá thành cao.
Công nghiệp: Giá thành thấp hơn.
*) Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm.
+ Những nhóm chất nào sau đây, thường được dùng điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm. a) Fe2O3, Fe3O4. b) K2CO3, CaCO3. c) H2O, KMnO4. d) KMnO4 , KClO3.
Đáp án : d
6. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: Nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập: 2 đến 6/94.- Nghiên cứu trước bài “Không khí - Sự cháy” - Nghiên cứu trước bài “Không khí - Sự cháy”
Ngày soạn: 27/01/2018
Tiết 43: BÀI 28: KHÔNG KHÍ VÀ SỰ CHÁY
A) Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Biết được không khí gồm hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí
gồm 21% khí O2, 78% khí N2 và 1% còn lại là các khí khác. - Hiểu và giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm, trong lành.
- Biết được sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
- Biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy là hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với oxi không khí.
2. Kỹ năng: - Làm được thí nghiệm thành phần của không khí, biết suy luận để tìm dẫn chứng
trong không khí có hơi nước và một ít khí CO2.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.
4. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực
tính toán; năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống.