- Từ tiết 27 đến tiết 3
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 7:
Tiết 33: BÀI 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (Tiết 2)
A) Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.
* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, kết hợp với phương
pháp thuyết trình (thông báo)
B) Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu cách tính khối lượng của chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học?
3. Nêu vấn đề bài mới: Làm thế nào để tính được thể tích chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học?
4. Các hoạt động học tập:
Hoạt động I: Bằng cách nào tính được thể tích chất tham gia và sản phẩm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Học sinh nghiên cứu sgk, nghiên cứu ví
dụ 1:
Trả lời câu hỏi:
+ Muốn tìm thể tích của sản phẩm ta phải làm gì?
Cho học sinh nêu cách tính thể tính của 1 chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn?
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá.
+ Muốn tính được số mol của sản phẩm ta phải làm gì?
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá. Cho học sinh nghiên cứu ví dụ 2 sgk. Trả lời câu hỏi:
+ Muốn tính được thể tích của chất tham gia trong phản ứng hoá học ta phải làm gì?
+ Muốn tính được số mol của chất tham gia trong phản ứng ta phải làm gì?
- Giáo viên cho học sinh cả lớp nhận xét, đánh giá.
+ Vậy em hãy dựa vào các ví để đưa ra các bước tính thể tích của chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hoá học.
- Suy luận - tìm ra câu trả lời:
+ Phải tìm được số mol của sản phẩm đó trong phương trình hóa học.
+ Ta phải tính được số mol của chất tham gia và dựa vào phương trình hoá học để tính số mol của sản phẩm.
+ Ta phải tính được số mol của nó.
+ Ta phải tính được số mol của chất chất tham gia, hoặc sản phẩm trong phản ứng hoá học (đã cho số liệu).
- Đưa ra các bước tính như sgk.
*) Tiểu kết: - Cách nào tính được thể tích chất tham gia và sản phẩm. + Viết được phương trình hóa học.
+ Tính số mol của chất bài ra đã cho.
+ Dựa trên số mol của chất đã biết, để tính số mol của chất chưa biết (tính theo phương trình hóa học)
Hoạt động II: Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh làm bài tập 1a/75.
- Cho học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung .
Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên. a. PTHH: Fe + 2HCl ❑⃗ FeCl2 + H2
nFe = 2,8/56 = 0,05 mol. Theo phương trình hoá học:
Cứ 1 mol Fe thu được 1 mol khí H2.
Vậy 0,05 mol Fe thu được 0,05 mol khí H2.
VH2(đktc) = n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít. * Kết luận: - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội.
5. Cũng cô T2 : - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau. + Phương trình hóa học: CaCO3 ⃗t0 CaO + CO2
Nếu có 3,5mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra được bao nhiêu lít khí CO2(đktc)? - Hướng cũng cô bài.
Theo bài ra ta có phương trình hóa học: CaCO3 ⃗t0 CaO + CO2 Theo phương trình trên ta có: 1 mol CaCO3 → 1mol CO2
3,5 mol CaCO3 → 3,5 mol CaO
VCO2(đktc) = n . 22,4 = 3,5 . 22,4 = 78,4 lít
*) Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm:
+ Nhôm tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4, thì thể tích khí H2(đktc) thu được là:
a) 22,4 (lít) b) 5,6 (lít) c) 11,2 (lít) d) 6,72 (lít) Đáp án: c
6. Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập: Làm bài tập 2, 3c,d/75.
- Nghiên cứu bài “Luyện tập”. Hệ thống lại kiến thức và làm bài tập phần bài tập chuẩn bị cho tiết luyện tập sau.
Ngày soạn: 26/11/2017